Thứ hai, 19/10/2020 13:35 GMT+7

Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero) hại sắn tại Phú Yên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

I. Thông tin chung về nhiệm vụ: Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero) hại sắn tại Phú Yên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

1. Tên nhiệm vụ, mã số: 

Mã số đề tài: ĐTĐL.22/17

Thuộc Dự án KH&CN: Đề tài Độc lập cấp nhà nước, lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung

Xác định được quy luật phát sinh, phát triển, tác hại và biện pháp phòng trừ tổng hợp để ngăn chặn sự lây lan, gây hại của rệp sáp bột hồng, góp phần bảo vệ sản xuất sắn tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

 Mục tiêu cụ thể

- Xác định được thành phần ký chủ, mức độ gây hại và một số đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển, tác hại của loài rệp sáp bột hồng trên sắn tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

          - Đề xuất được quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn đạt hiệu quả > 75%, ngăn chặn khả năng lây lan của chúng trên một số cây trồng có giá trị kinh tế khác.

        - Xây dựng được 3 mô hình ứng dụng quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn, quy mô 5ha/ mô hình, tăng hiệu quả kinh tế > 15% so với sản xuất đại trà, làm cơ sở mở rộng phạm vi áp dụng trong sản xuất.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Thủy

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Bảo vệ thực vật- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Phố Viên, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

5. Kinh phí thực hiện:

Tổng số kinh phí thực hiện:    4.390,0 tr.đ, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 3.950,0 tr.đ.

+ Kinh phí từ các nguồn khác (Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên): 440,0 tr.đ.

6. Thời gian thực hiện:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2020

- Thực tế thực hiện: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2020

7. Sản phẩm:

7.1. Sản phẩm Dạng I

Bảng 1. Sản phẩm Dạng I

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

1

Mẫu nước các pha phát triển của các loài rệp sáp bột

1 bộ mẫu chuẩn

Có bộ mẫu nước của 7 loài rệp sáp thuộc họ Pseudoccoccidae (Phenacoccus manihoti, Ferrisia virgata, Paracoccus marginatu, Pseudococcus jackbreardsleyi, Planococcus sp., Phenacoccus solenopsis, Phenacoccus sp.). Mỗi loài đều gồm các mẫu trứng, sâu non, trưởng thành,. Các mẫu đạt tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn qui định của Viện Bảo vệ thực vật (Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật-1997).

 

2

Bộ tiêu bản mẫu lam các loài rệp sáp bột hại sắn

1 bộ mẫu lam chuẩn

Có bộ mẫu lam của 7 loài rệp sáp thuộc họ Pseudoccoccidae (Phenacoccus manihoti, Ferrisia virgata, Paracoccus marginatu, Pseudococcus jackbreardsleyi, Planococcus sp., Phenacoccus solenopsis, Phenacoccus sp.). Các mẫu đều nhuộm màu đẹp, các bộ phận dùng để phân loại rõ, dề nhìn dưới kính hiển vi

Các mẫu đảm bảo tiêu chuẩn trong nước cũng như của một số tác giả quốc tế nghiên cứu về rệp sáp như Watson (2007), C. A. Triplehorn (1981) và M. Kosztarab, F. Kozar, (1988).

 

 

Ảnh các pha của các loài rệp sáp, bộ phận bị hại

50 ảnh

- Có bộ ảnh về các loài rệp sáp họ Pseudoccocidae, các pha của loài rệp sáp bột hồng (P. manihoti).

- Ảnh về các thí nghiệm nghiên cứu sinh học trong phòng, nhà lưới

- Ảnh thử nghiệm, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ rệp sáp, nhân số luongj lớn ong A. lopezi bằng trồng cây sắn thủy canh. Các thử nghiệm về khả năng kí sinh của loài ong A. lopezi trong phòng, nhà lưới, ngoài đồng ruộng.. Ảnh các hoạt động khác của đề tài như tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình

- Các ảnh đều đẹp, rõ ràng.

 

 

03 mô hình ứng dụng quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn

Mỗi mô hình 05 ha/ huyện/ năm,

- Xây dựng 3 mô hình ở 3 huyện trong 2 năm 2019-2020 (5 ha/mô hình) tổng cộng 2 năm 30 ha. Trong mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp như bón phân, thả ong, xủ lí hom giống...Cây trong mô hình phát triển tốt, đạt hiệu quả phòng trừ > 75%. Hiệu quả kính tế năm 2019, lãi ở mô hình Đồng xuân là 32,64 triệu/ha, Sông Hinh là 26,345 triệu/ha và Tuy An là 10,973 triệu cao hơn nhiều so với đối chứng lần lượt là 20,11 triệu; 19,77 triệu và 8,975 triệu. Chênh lệch so với đối chứng là 6,235 triệu/ha (hiệu quả tăng 31%) ở Sông Hinh, Đồng Xuân là 12,87 triệu đồng (hiệu quả tăng là 65,09%) và Tuy An là 1,998 triệu (hiệu quả tăng 22,26%).

 

 

6.2. Sản phẩm Dạng II

Bảng 2. Sản phẩn Dạng II

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

1

Báo cáo về thành phần ký chủ và mức độ gây hại của rệp sáp bột hồng.

Có được thành phần cây kí chủ của loài rệp sáp bột hồng và mức độ gây hại của chúng với 1 số cây trồng quan trọng, từ đó đề xuất các giải pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả, ngặn chặn sự lây lan gây hại

- Xác định được 30 loài cây cỏ và trồng xen trong ruộng sắn nhưng chưa có loài cây nào bị gây hại bởi RSBH ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên thử nghiệm đánh giá trong nhà lưới, xác định được 6 loài cây mà RSBH có thể hoàn thành vòng đời là cây cứt lợn, cây hoa mười giờ, cây dền gai, cây rau sam, cây trái nổ và cây xoài. Kết quả rất có ý nghĩa khuyến cáo cho các cơ quan chuyên môn và người trồng sắn, trong việc chủ động phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của loài RSBH trong điều kiện không thuận lợi.

2

Báo cáo phân tích về thành phần loài rệp sáp bột (Pseudococcidae) trên cây sắn ở Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ

       Báo cáo tổng hợp, phân tích đánh giá được nguy cơ xâm nhiễm gây hại của loài rệp sáp bột hồng trên sắn, là cơ sở định hướng các biện pháp ngăn chặn, bùng phát của chúng, đảm bảo sản xuất sắn theo hướng bền vững.

  • Thu thập được 7 loài rệp sáp bột họ Pseudococcidae) trên cây sắn ở Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó loài RSBH P. manihoti phát sinh và gây hại nặng nhất trên sắn. Phân tích con đường lây lan chủ yếu của RSBH qua hom giống, làm cơ sở cho các nghiên cứu về biện pháp phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của RSBH.

3

 Báo cáo quy luật phát sinh, phát triển, tác hại của rệp sáp bột hồng

     Nắm được thời gian phát sinh, thời gian gây hại nặng của loài rệp sáp bột hồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của chúng

  • Xác định quy luật phát sinh gây hại của loài RSBH trên sắn ở Phú Yên. Xác định được các cao điểm phát sinh của loài RSBH trên sắn. Tại Phú Yên lòai RSBH có mặt trên cây sắn từ khi trồng đến thu hoạch, sau đó chúng tồn tại trên hom giống sắn. Trong năm chúng có mật độ cao và hại nặng nhất vào mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6. Chúng có từ 3-4 đỉnh cao tùy thười tiết từng năm, đỉnh cao thứ nhất khoảng từ cuối tháng 5 đầu tháng 6, đỉnh cao thứ 2 khoảng giữa tháng 7 và đỉnh cao thứ 3 khoảng giữa tháng 8, sau đó mật độ giảm mạnh vào mùa mưa từ tháng 9. Sự phát sinh và gây hại của loài RSBH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, giống, địa hình...

4

Quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn

     Có tính khả thi, đơn giản và dễ dàng áp dụng trong sản xuất

Có được quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn, quy trình được áp dụng cho các vùng trồng sắn tại Phú Yên, các tỉnh Duyên Hải Nam Trùng Bộ va fcacs vùng có điều kiện tương tự. Quy trình được công nhận TBKT theo quyết định số 1705/QĐ-BVTV-KH của Cục trưởng cục BVTV ngày 28/8/2020.

5

Quy trình nhân thả ong kí sinh A.lopezi

     Đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng

  • Trong quy trình đã cải tiến phương pháp nhân số lượng lớn RSBH làm thức ăn nhân nuôi số lượng lớn ong A. lopezi bằng cây sắn trồng thủy canh. Quy trình đơn giản tiết kiệm cả chi phí về nhân công và vật tư, đơn giản dễ thực hiện và được công nhận cấp cơ sở theo quyết định số 410/BVTV/KH-HTQT.

6

Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

    Tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài.

  • Tổng hợp toàn bộ các kết quả nghiên cứu của đề tài
 

7.3. Sản phẩm Dạng III

Bảng 3. Sản phẩn Dạng III

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học

cần đạt

Số lượng, nơi công bố

(Tạp chí, nhà xuất bản)

Theo

kế hoạch

Thực tế

đạt được

1

 

Công bố 02 bài báo.

 

Đã đăng được 03 bài trong tạp chí chuyên ngành BVTV

Vượt 01 bài báo

MỘT SÔ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC LOÀI RỆP SÁP BỘT HỒNG

Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Homoptera: Pseudococcidae) HẠI SẮN TẠI PHÚ YÊN. Tạp chí BVTV 3/2019, tr. 37-41.

2

 

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ KHẢ NĂNG KÍ SINH CỦA LOÀI ONG Anagyrus lopezi De Santis (Hymenoptera: Encyrtidae) ĐỐI VỚI RỆP SÁP BỘT HỒNG. Tạp chí BVTV 5/2019, tr. 21-27.

3

 

Thành phần loài rệp sáp bột họ Pseudococcidae hại sắn tại một số tỉnh Duyên hải nam trung bộ và ảnh hưởng của rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) đến cây sắn. Tạp chí BVTV 2/2020, tr. 28-34.

 

7.4. Kết quả đào tạo

Bảng 4. Kết quả đào tạo

TT

Cấp đào tạo, Chuyên ngành đào tạo

Số lượng

Ghi chú

(Thời gian kết thúc)

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

1

Thạc sỹ

Hướng dẫn 01 thạc sỹ bảo vệ thành công kết quả về chuyên ngành

Hướng dẫn được 01 thạc sỹ bảo vệ thành công.

Đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP BỘT HỒNG (Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero) HẠI SẮN TẠI PHÚ YÊN NĂM 2018 - 2019

ThS. Đào Hải Long. Học viện Nông nghiệp

Bằng tốt nghiệp được cấp ngày 16 tháng 12 năm 2019.

 

7.5. Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:

I.1.1Số

I.1.2TT

I.1.3Họ và tên

Theo thuyết minh

I.1.4Chức danh khoa học, học hàm, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Thị Thủy

TS. NCVC

Viện BVTV

2

Đặng Thị Lan Anh

ThS. NCVC

Viện BVTV

3

 Hà Thị Kim Thoa

ThS. NCV

Viện BVTV

4

Nguyễn Thị Mai Lương

ThS. NCV

Viện BVTV

5

 Phạm Văn Sơn

ThS. NCV

Viện BVTV

6

Trương Xuân Lam

GS, TS. NCCC

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

7

Đặng Văn Mạnh

ThS. NCV

Chi cục TT & BVTV Phú Yên

8

 Ngô Thạch Quỳnh Huyên

ThS. NCV

Chi cục TT & BVTV Phú Yên

9

 Đoàn Công Nghiêm

ThS. NCV

Viện KHKT NN Duyên hải Nam Trung Bộ

10

Nguyễn Quốc Tuấn

KS. NCV

Chi cục TT & BVTV Khánh Hòa


II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

Thời gian: Tháng 10/2020.

Địa điểm: Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ: (chi tiết tại file đính kèm)

 

Nguồn: Vụ Phát triển KH&CN địa phương

Lượt xem: 1759

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)