Thứ hai, 10/08/2015 08:31 GMT+7

Thông tin về nhiệm vụ: Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển

Thông tin chung về nhiệm vụ

1. Tên nhiệm vụ: Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển

2. Tổ chức cá nhân đề nghị: Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo, Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BUSADCO); Địa chỉ: Số 06, Đường 3/2, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

3. Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng (Kỹ thuật xây dựng: vật liệu và cấu kiện xây dựng; Kỹ thuật thủy lợi: Công trình chỉnh trị và bảo vệ bờ (sông, biển), chống sạt lở).

4. Dự kiến những tác động chính của kết quả nhiệm vụ:

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội:

+ Giảm chi phí đầu tư ít nhất 20% so với giải pháp truyền thống.

+ Góp phần ứng phó biến đổi khí hậu và đặc biệt còn có thể phục vụ quốc phòng an ninh biển đảo. Cụ thể:

+ Việt Nam là hạ lưu của các dòng sông lớn, có đường bờ biển dài trên 3.250 km được đánh giá là một trong 05 nước có ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu với ảnh hưởng trực tiếp do mực nước biển dâng là tình trạng xâm thực của nước biển, xói lở bờ biển, xói lở bờ các dòng sông lớn, suy thoái rừng phòng hộ trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

+ Việc xây dựng các công trình bảo vệ bờ, bãi, sông, biển là một nhiệm vụ to lớn hết sức khó khăn phức tạp, cần có sự phối hợp và thống nhất cao của các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm từng bước thực hiện tiến trình ứng phó biến đổi khí hậu cụ thể là việc bảo vệ bờ, bãi, quai đê, lấn biển đối phó với sự dâng lên của nước biển, khắc phục bất lợi về thời tiết.

- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật

+ Tăng tuổi thọ công trình so với các giải pháp truyền thống, do không dùng cốt thép đảm bảo khả năng chống ăn mòn chống xâm thực trong điều kiện môi trường biển.

+ Kiểm soát được chất lượng công trình do đúc sẵn kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất xưởng trước khi đưa ra công trường.

+ Khắc phục được những yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu, thuỷ văn trong quá trình thi công.

+ Giảm sóng trực tiếp ngoài biển đánh vào chân đê chính.

+ Thuận tiện cho việc tháo dỡ, di dời khi cần thiết (không phải đập phá làm lại).

+ Phát triển được công nghệ trong nước, khai thác triệt để nguyên vật liệu và nhân, vật lực tại chỗ.

+ An toàn cho ngư dân lên xuống biển

+ Hạn chế được khả năng bám bề mặt của các sinh vật biển

+ Mỹ quan công trình gọn gàng, sạch, đẹp

+ Thuận tiện cho công tác vận hành, duy tu, duy trì, bảo dưỡng

+ Tiến độ thi công chỉ bằng 1/3 thời gian so với giải pháp truyền thống

+ Khắc phục được nhược điểm của các loại chân kè truyền thống.

Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá:

Tháng 9/2015 tại Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng- Cầu Giấy-Hà Nội

Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 2373

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)