Thứ sáu, 10/08/2018 13:57 GMT+7

Thông tin nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng Mã số đề tài: ĐTĐL.CN-59/15

I. Thông tin chung về nhiệm vụ

1. Tên đề tài

Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng

Mã số đề tài: ĐTĐL.CN-59/15

Thuộc nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia

2. Mục tiêu nhiệm vụ

  • Xây dựng được quy trình công nghệ và lựa chọn được thiết bị sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ để sản xuất thực phẩm chức năng;
  • Sản xuất được bột nấm men giầu kẽm hữu cơ và ứng dụng để sản xuất thực phẩm chức năng;

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ

TS. Nguyễn Thị Minh Khanh

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Viện Công nghiệp thực phẩm, 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

 Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài:

  • Công ty Cổ phần Bioscope Việt Nam
  • Công ty Cổ Phần ANABIO Research & Development  

5. Tổng kinh phí thực hiện:                                                   3.800 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:                   3.800 triệu đồng.

                 Kinh phí từ nguồn khác:                                   0 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: 30 tháng

Bắt đầu: tháng 12/2015;                              Kết thúc: tháng 05/2018.

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: không

 

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ

 

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Thị Minh Khanh

TS

Viện công nghiệp thực phẩm

2

Trịnh Thanh Hà

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

3

Phạm Thu Trang

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

4

Lê Thị Thắm

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

5

Nguyễn Thị Trang

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

6

Trần Hoàng Quyên

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

7

Lê Văn Bắc

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

8

Nguyễn Minh Châu

ThS

Viện công nghiệp thực phẩm

 

 

II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ

Thời gian: tháng 08/2018

Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ; số 113 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Sản phẩm khoa học

1.1. Các sản phẩm được hoàn thành đầy đủ theo nội dung hợp đồng, đạt yêu cầu chất lượng và số lượng đăng ký.

1.2. Danh mục sản phẩm khoa học đã hoàn thành

a) Sản phẩm dạng I

 

STT

Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm

Đơn vị đo

Mức chất lượng

Kế hoạch

Thực tế đạt được

1

 

 

 

Chủng vi sinh.

Chủng

-Số lượng 03 chủng với.  Hiệu suất tích lũy kẽm 3,5 mg/g sinh khối khô

 

Số lượng 03 chủng: Saccharomyces cerevisiae CNTP 4007 –khả năng tích lũy kẽm đạt 7,50 mg/g; Saccharomyces cerevisiae CNTP 4087 – khả năng tích lũy kẽm đạt 8,91 mg/g; Saccharomyces cerevisiae CNTP 4080 (Các chủng được sàng lọc trong môi trường Saboraund có bổ sung 1g/l muối kẽm Zn(NO3)2

2

Hệ thống thiết bị pilot sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ quy mô 7-10kg/mẻ

Hệ thống

Hiệu suất sản xuất 7-10 kg bột nấm men/ mẻ

01 hệ thống thiết bị pilot sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ. Hiệu suất sản xuất của quy trình đạt 7-10 kg bột nấm men/ mẻ.

3

Sản phẩm bột nấm men giầu kẽm

kg

Khối lượng: 100kg. Hàm lượng kẽm ≥ 5mg/1g sản phẩm và đạt tiêu chuẩn làm thực phẩm chức năng

Khối lượng đạt 112,8 kg bột nấm men với hàm lượng kẽm trung bình đạt 6,8 mg/1g sản phẩm, các chỉ tiêu về VSV là: Tổng số VSVHK – 9,0x102 CFU/g; Cl. perfringens – KPH; Salmonella – KPH; Coliforms – KPH; E. coli – KPH; Tổng số bào tử NMM- KPH, (KPH- Không phát hiện), các chỉ tiêu về kim loại nặng: Cd-0,16mg/kg; Hg-<0,011; Pb- 0,27 mg/kg. Các chỉ tiêu đều phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

4

 

 

Sản phẩm chức năng dạng viên

Kg

Khối lượng đạt 20 kg. Hàm lượng kẽm hữu cơ≥5 mg/1 viên. Các chỉ tiêu khác tương đương với tiêu chuẩn của thực phẩm chức năng cụ thể là: Hàm lượng kim loại nặng (Pb<10 ppm, Cadimi<1ppm, Hg<1ppm), Nitrogen amin<5%; Độ ẩm<8%; Tro (Sulfat)<10%; lipit≤2,5%

22,8 kg sản phẩm viên nấm men giầu kẽm với chất lượng:Kẽm:5,25mg/viên, Cadimi, Hg, Pb-không phát hiện. Nitrogen amin-4,1%. Độ ẩm-4,8%; Tro-5,85%; lipit-0,62%

 


b) Sản phẩm Dạng II:

 

TSTT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

1

01Bộ quy trình công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm  hữu cơ và sản xuất thực phẩm chức năng

Quy trình công nghệ có đầy đủ thông số kỹ thuật và công nghệ. Có tính khoa học, rõ ràng, dễ hiểu.

01 bộ quy trình công nghệ có đầy đủ các thông số kỹ thuật cho từng giai đoạn. Quy trình công nghệ ổn định, có khả năng nhân rộng qua quy mô lớn hơn.

2

01 Bộ tài liệu thiết kế hệ thống thiết bị pilot sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ để sản xuất thực phẩm chức năng

Bộ hồ sơ tài liệu thiết kế đạt Tiêu chuẩn Việt Nam

01 bộ tài liệu thiết kế cho các thiết bị mua mới, sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị cũng như sơ đồ khu vực sản xuất đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

 

c) Sản phẩm Dạng III:

 

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học

cần đạt

Số lượng, nơi công bố

(Tạp chí, nhà xuất bản)

Theo

kế hoạch

Thực tế

đạt được

1

02 Bài báo trong nước

 Bài báo có chứa đựng thông tin mới, chưa từng được công bố. Kết quả công bố chính xác, phù hợp với nội dung đề tài.

Nội dung công bố nằm trong khuôn khổ đề tài, các bài báo chứa đựng thông tin mới, số liệu đáng tin cậy.

02 bài báo đăng trên tạp chí: Khoa học tự nhiên và Công nghệ, ĐHQGHN, tập 33, số2S và tạp chí Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 20, số 9, tháng 9/2017.

 

d) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:

 

TT

Tên sản phẩm

đăng ký

Kết quả

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

11

Quy trình công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ

01

Đã đăng kí bảo hộ độc quyền Sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: “Quy trình công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm”; Số đơn 2-2018-00085, ngày 21/03/2018; được chấp nhận đơn hợp lệ ngày 27.04.2018 theo Quyết định số QĐ 28886/QĐ-SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ

 

e) Sản phẩm khác: Tham gia đào tạo 01 NCS chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, 01 Học viên Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.

2. Những đóng góp mới của nhiệm vụ

Tính mới của đề tài được thể hiện:

  • Đề tài đã xây dựng mục tiêu và giải quyết được mục tiêu chính là xây dựng được quy trình công nghệ và lựa chọn thiết bị sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm thực phẩm chức năng. Việc hoàn thiện mục tiêu này giúp hiện thực kế hoạch đưa ra dòng sản phẩm bổ sung kẽm an toàn mới,  góp phần giải quyết được tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung và thiếu nguyên tố kẽm nói riêng.
  • Với việc nghiên cứu xây dựng cũng như thử nghiệm quy trình công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm từ quy mô phòng thí nghiệm đề tài đã triển khai thành công các công nghệ ở qui mô pilot;
  • Đánh giá về sự an toàn của sản phẩm trên động vật thử nghiệm

3. Hiệu quả của nhiệm vụ

a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ công nghệ so với khu vực và thế giới…)

- Đề tài đã tuyển chọn được 03 chủng nấm men thuộc chi Saccharomyces có hiệu tích lũy kẽm cao: Saccharomyces cerevisiae CNTP 4087-8,92 mg/g; Saccharomyces cerevisiae CNTP 4080-7,65 mg/g; Saccharomyces cerevisiae CNTP 4007-7,50 mg/g (các chủng được sàng lọc trong môi trường Saboraund có bổ sung 1g/l muối kẽm Zn(NO3)2). Đây là 03 chủng tiềm năng cho các nghiên cứu chuyên sâu và các ứng dụng sản xuất bột nấm men giầu kẽm quy mô công nghiệp sau này.

- Đề tài đã thiết kế lựa chọn được 01 hệ thống thiết bị pilot để sản xuất bột nấm men giầu kẽm quy mô 7-10kg/mẻ. Danh sách các thiết bị được để tài đưa ra có thể làm thông tin để tham khảo hoặc áp dụng cho các tổ chức có nhu cầu đầu tư phát triển sản phẩm bột nấm men giầu kẽm hữu cơ.

- Đề tài đã xây dựng được 02 quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ và Quy trình công nghệ sản xuất viên nấm men giầu kẽm hữu cơ. Các quy trình đã được kiểm tra và đưa ra các thông số kỹ thuật đầy đủ. Đây là tiền để đề xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm khác sử dụng bột nấm men giầu kẽm làm nguyên liệu, góp phần làm đa dạng hóa dòng sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng nói chung, bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm nói riêng.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường…)

- Trong quá trình thực hiện đề tài có sự  kết quả hợp tác giữa Viện Công nghiệp thực phẩm, Công ty cổ phần Bioscope Việt Nam, Công ty Cổ phần ANABIO Research & Development. Sản phẩm đề tài là sản phẩm tiềm năng để kêu gọi, giới thiệu tới các công ty liên quan có thể đầu tư, phát triển để phân phối sản xuất sản phẩm đưa ra thị trường cho người tiêu dùng.

- Mức độ tác động với kinh tế, xã hội và môi trường: Kết quản của đề tài góp phần làm phong phú thêm dòng sản phẩm an toàn, thân thiện với con người, đặc biệt đối với trẻ em, với những người có nhu cầu bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.

- Mức độ chuyển giao: Đề tài đã xây dựng và vận hành dây chuyền thử nghiệm ổn định, sẵn sàng chuyển giao công nghệ với các công ty, đơn vị có nhu cầu phát triển sản xuất.

c) Hiệu quả môi trường

Quá trình sản xuất sản phẩm bột nấm men giầu kẽm hữu cơ và viên nấm men giầu kẽm hữu cơ hầu như không phát sinh phế thải thứ cấp, đồng thời tiêu tốn ít năng lượng.

Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 4166

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)