Thứ sáu, 23/11/2018 14:19 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện Đề tài cấp quốc gia: “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá”, Mã số: ĐTĐL-XH.03/15

1. Thông tin chung về đề tài:

Tên đề tài: Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá.

Mã số: ĐTĐL-XH.03/15.

Kinh phí: 2.220.000.000 đồng

Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2018.

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

Chủ nhiệm: Lê Ngọc Văn

Các thành viên thực hiện chính:

- Mai Văn Hai, Viện Xã hội học

- Hoàng Minh Hải, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội

- Đặng Thị Hoa, Viện Nghiên cứu gia đình và giới

- Nguyễn Hữu Minh, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

- Trịnh Duy Luân, Hội Xã hội học Việt Nam

- Lương Đình Hải, Viện Nghiên cứu con người

- Lưu Đức Hải, Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT

- Bùi Thị Hương Trầm, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian: tháng 12/2018

Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

3.1. Về sản phẩm khoa học:

Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt. Các sản phẩm đều được đánh giá là “Đạt”. Các sản phẩm gồm:

Dạng I:

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

- Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiến nghị

Dạng II:

- Các bài báo và báo cáo khoa học. Đề tài đăng 10 bài báo và bóa cáo khoa học sau:

1. Lê Ngọc Văn. 2017. Hạnh phúc và sự cần thiết nghiên cứu hạnh phúc ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 3-14.

2. Hoàng Minh Hải. 2017. Phương pháp xây dựng và tính toán chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 15-27.

3. Hồ Sỹ Quý. 2017. Hạnh phúc trong quan niệm của một số tôn giáo. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 28-38.

4. Phạm Thị Pha Lê. 2017. Quan niệm của người theo đạo Thiên chúa về hạnh phúc. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 39-47.

5. Ngọc Văn, Phạm Thị Thúy, 2017. Hạnh phúc và con đường tìm kiếm hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 48-58.

6. Đặng Thị Hoa. 2017. Quan niệm hạnh phúc của người dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Sơn La). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 59-70.

7. Bùi Thị Hương Trầm. 2017. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Ninh Bình). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Ngiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 71-79.

8. Mại Văn Hai. 2017. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam qua ca dao, tục ngữ. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số chuyên đề: Nghiên cứu về hạnh phúc. Quyển 27, số 2/2017, tr. 80-92.

9. Hồ Sỹ Quý. 2017. Chỉ số hạnh phúc thế giới (WHI) 2012 – 2017 và cảm nhận của người Việt Nam về hạnh phúc. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3 (90) 2017, tr. 30-40.

10. Lê Ngọc Văn. 2018. Về việc triển khai đề tài: “Hạnh  phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá”. Kỷ yếu Hội nghị “Sơ kết 05 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội, tháng 6/2018.

- Tham gia đào tạo sau đại học:

Đề tài đã tham gia đào tạo 02 tiễn sĩ, 01 thạc sỹ, trong đó có 01 thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận văn, 01 tiến sĩ đã bảo vệ thành công cấp cơ sở, 01 tiến sĩ đã bảo vệ thành công cấp bộ môn, đang hoàn thiện bản thảo luận án bảo vệ cấp cơ sở.

Đề tài đã chuyển giao Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiên nghị cho Bộ Khoa học và Công nghệ,

3.2. Những đóng góp mới của đề tài

- Xây dựng khái niệm hạnh phúc của người Việt Nam

- Đề xuất hệ thống chỉ báo, chỉ số đo lường hạnh phúc của người Việt Nam.

- Xây dựng phương án và công thức tính toán chỉ số hạnh phúc của người Việt nam.

- Đặt nền móng cho việc hình thành bộ môn khoa học hoàn toàn mới ở Việt nam,  khoa học nghiên cứu hạnh phúc con người.

- Cung cấp cho người đọc một sự hiểu biết có hệ thống về quan niệm hạnh phúc của người Việt Nam và những nét đặc thù hay bản sắc văn hóa trong quan niệm hạnh phúc của người Việt Nam.

- Chỉ ra thực trạng hạnh phúc của người Việt Nam trong hiện thực thông qua đo lường hệ thống chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam, bao gồm chỉ số hạnh phúc chung, chỉ số hạnh phúc trong từng lĩnh vực cơ bản của đời sống và chỉ số hạnh phúc của các nhóm xã hội khác nhau.

3.3. Về hiệu quả của đề tài:

* Đối với xã hội

- Cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng, giúp cho Chính phủ và các tổ chức hữu quan một nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách, phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…tạo ra những điều kiện để đảm bảo hạnh phúc cho con người trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt nam hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu dưới dạng các xuất bản phẩm sẽ là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội xây dựng chiến lược truyền thông, tuyên truyền vận động giúp các tầng lớp nhân dân hiểu biết về hạnh phúc và xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, nghề nghiệp trên cơ sở khoa học và theo bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Số liệu điều tra khảo sát mang tính hệ thống về hạnh phúc của người Việt Nam sẽ được lưu giữ để phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu và là bộ số liệu gốc giúp cho việc điều tra lặp lại những năm tiếp theo về hạnh phúc của người Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu, khảo sát cũng sẽ là cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, trao đổi và hợp tác nghiên cứu quốc tế về lĩnh vực hạnh phúc của con người.

* Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học

- Đề tài góp phần phát triển mạng lưới nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thông qua việc trao đổi khoa học và phối hợp tham gia thực hiện đề tài này.

- Đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của các nghiên cứu viên, tham gia đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành xã hội học.

3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở đánh giá là đạt.

 

Nguồn: Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên

Lượt xem: 5756

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)