Thứ tư, 03/04/2019 14:10 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình Phát triển thị trường đến năm 2020 (Tên nhiệm vụ: Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ sản xuất giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật phục vụ phát triển trồng rau, hoa và cây trang trí nội thất; mã số TTKHCN.DA.06.16)

Căn cứ Quyết định số 3368/QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 11 năm 2016 về việc phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, kinh phí và thời gian thực hiện nhiệm vụ bắt đầu thực hiện từ  năm 2016 thuộc Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020.

Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo như sau:

I.  Thông tin chung về nhiệm vụ:
1.    Tên nhiệm vụ: Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ sản xuất giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật phục vụ phát triển trồng rau, hoa và cây trang trí nội thất.
a.    Mã số: TTKHCN.DA.06.16
2.    Thuộc: Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020.
3.    Mục tiêu nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ sản xuất, quy trình sử dụng và thương mại hóa sản phẩm giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật để trồng các loại cây rau, hoa và trang trí nội thất. Cụ thể:
a.    Xây dựng phương án thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật để trồng các loại cây rau, hoa và trang trí nội thất.
b.    Đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật để trồng các loại cây rau, hoa và trang trí nội thất cho các cơ sở sản xuất.
c.    Xây dựng kịch bản, sản phẩm truyền thông để thương mại hóa công nghệ, sản phẩm công nghệ.
4.    Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng
5.    Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
6.    Tổng kinh phí thực hiện: 4.500 triệu đồng.
a.    Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 2.200 triệu đồng.
b.    Kinh phí từ nguồn khác:2.300 triệu đồng.
7.    Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:
a.    Bắt đầu: Tháng 11 năm 2016
b.    Kết thúc: Tháng 10 năm 2018
c.    Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền
8.    Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:

STT

 

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Thế Hùng

PGS.TS

Khoa Nông học – HV Nông nghiệp Việt Nam

2

Nguyễn Anh Đức

ThS

Khoa Nông học – HV Nông nghiệp Việt Nam

3

Nguyễn Việt Long

PGS.TS

Khoa Nông học – HV Nông nghiệp Việt Nam

4

Nguyễn Thế Hùng

TS

Viện Vật lý – Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam

5

Đỗ Văn Viện

PGS.TS

Khoa Kinh tế - HV Nông nghiệp Việt Nam

6

Vũ Văn Tuấn

ThS

Khoa Lý luận chính trị và xã hội – HV Nông nghiệp Việt Nam

7

Phạm Quang Tuân

ThS

Viện NC và PT cây trồng - HV Nông nghiệp Việt Nam

8

Dương Thị Thu Hằng

ThS

Khoa Nông học – HV Nông nghiệp Việt Nam

9

Đoàn Thị Yến

KS

Viện NC và PT cây trồng - HV Nông nghiệp Việt Nam

10

Nguyễn Thị Bích Hồng

ThS

Khoa Nông học – HV Nông nghiệp Việt Nam

 

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

       Tháng  4 /2019 tại Bộ KH&CN: Trụ sở Nhà số 39 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

TT

Tên sản phẩm

Tự đánh giá

Ghi chú

1

Báo cáo đánh giá thực trạng về tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại giá thể trồng cây nói chung và giá thể gốm xốp kỹ thuật nói riêng

 Đạt

 

2

Báo cáo phương án thương mại hóa công nghệ sản xuất giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật tại Việt Nam

 Đạt

 

3

Báo cáo quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật để trồng rau, hoa và cây trang trí nội thất

 Đạt

 

4

Báo cáo nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật để trồng rau, hoa và cây trang trí nội thất

 Đạt

 

5

Báo cáo quy trình sử dụng giá thể gốm xốp kỹ thuật để trồng rau, hoa và cây trang trí nội thất

 Đạt

 

6

Mô hình trình diễn các loại cây hoa, rau trồng bằng giá thể gốm xốp kỹ thuật

 Đạt

 

7

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm giá thể gốm xốp kỹ thuật trồng 3 loại cây: Hoa, rau và cây trang trí nội thất

 Đạt

 

 

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ: 

            Sản phẩm giá thể hạt gốm xốp kỹ thuật được sản xuất kết hợp của nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ như: công nghệ sản xuất gốm, công nghệ trồng cây ứng dụng kỹ thuật cao, nông nghiệp đô thị...

            Giá thể gốm xốp kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực trồng cây không cần đất hoặc phối trộn với các loại đất, giá thể khác để trồng cây. Dự án đã ứng dụng thành công trên 06 loại cây (Hoa Lily, hoa Cúc, Đậu bắp, Ớt , hoa Hồng và cây Phú quý) đại diện cho 03 nhóm cây hoa, cây rau và cây trang trí nội thất. Khi sử dụng giá thể gốm xốp kỹ thuật trồng các loại cây hoa, cây rau và cây trang trí nội thất trong chậu sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, mẫu mã đẹp, thời gian sử dụng kéo dài, đáp ứng yêu cầu cao của người tiêu dùng trong việc nâng cao được giá trị sản phẩm.

Công nghệ sản xuất giá thể gốm xốp kỹ thuật được chuyển giao cho các nông trại trồng trọt, công ty sản xuất nông nghiệp có được công nghệ sản xuất mới, giá thành phù hợp với điều kiện Việt Nam góp phần tăng hiệu quả kinh tế và môi trường.

            Sản phẩm giá thể gốm xốp kỹ thuật có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt, giá thể gốm xốp sử dụng để trồng cây các loại cây rau, hoa, và cây trong trí nội thất cho giá trị hàng hóa cao. Đây là loại giá thể mới, có tính khác biệt với các sản phẩm cùng loại được nhập nội và sử dụng tại Việt Nam. Sản phẩm giá thể  gốm xốp kỹ thuật được đánh giá  phù hợp với việc trồng trong chậu một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thuộc 3 nhóm cây hoa, cây rau và cây trang trí nội thất.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế:

             Kết quả thương mại hóa trên quy mô lớn của dự áncho thấy: mô hình trồng hoa Lily trên giá thể gốm xốp trong chậu đem lại hiệu quả kinh tế mức lãi cao hơn 20% so với trồng trên giá thể thông thường.Mô hình trồng hoa Cúc, cây Phú Quý và hoa hồng Cổ Sapa trong chậu giá bán cao hơn khoảng 15% so với đối chứngtrồng trên các loại giá thể thông thường. Đây là những số liệu đã được các cơ sở ứng dụng công nghệ gốm trồng để thương mại hóa ngoài thị trường dịp tết âm lịch năm 2018,  kết hợp với việc kiểm chứng trong quá trình ứng dụng mô hình tại các đơn vị như Viện Nghiên cứu và PTCT, Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển trực thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

            Quá trình nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm được kiểm chứng trong quá trình triển khai dự án, sản phẩm gốm xốp được cải thiện thêm một số đặc tính kỹ thuật tốt như: khả năng dự trữ chất dinh dưỡng, nước, có khả năng lưu giữ hương thơm , có thể  sử dụng với nhiều mục đích như: làm giá thể trồng cây phục vụ cho nông nghiệp đô thị , phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao,  sử dụng làm vật liệu dẫn dinh dưỡng, tưới tiết kiệm nước để trồng cây tại các vùng khô hạn, đất nghèo chất dinh dưỡng và  trong một số lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Đây là những đặc tính tốt giúp mang lại hiệu quả sử dụng và giá trị kinh tế cho người sử dụng.

3.2. Hiệu quả xã hội:

            Giá thể gốm xốp là loại sản phẩm mới có thể sử dụng trong một số lĩnh vực của ngành nông nghiệp và đời sống xã hội của Việt Nam. Khi sử dụng sản phẩm giá thể gốm xốp sẽ góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới trong các khâu sản xuất gốm, sử dụng giá thể gốm trong trồng trọt và  tiêu thụ các sản phẩm mới. Sử dụng giá thể gốm xốp trồng cây sẽ tạo ra các loại sản phẩm trồng trọt có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng, nâng cao thu nhập người trực tiếp sản xuất, góp phần cung cấp cho xã hội nguồn hàng hóa mới phục vụ tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu.

            Sản phẩm giá thể gốm xốp kỹ thuật có thể áp dụng tại các địa chỉ: 1) Các trang trại, khu công nghệ cao sản xuất các loại cây hàng hóa nông nghiệp; 2) Các gia đình sản xuất rau sạch tại các vùng đô thị, trồng các loại cây trang trí nội thất trong nhà; 3) Sử dụng làm nguồn vật liệu chứa, dẫn dinh dưỡng, tưới bón cho các loại cây trồng tại các vùng khô hạn, nghèo chất dinh dưỡng của Việt Nam; 4) Sử dụng khả năng lưu hương để phục vụ sinh hoạt của người dân./.

 

Nguồn: Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

Lượt xem: 3717

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)