Thứ sáu, 27/09/2019 14:58 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình quản lý, sử dụng khôn khéo đất ngập nước tại Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:
a. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình quản lý, sử dụng khôn khéo đất ngập nước tại Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng.
b. Mã số: ĐTĐL.CN-24/17
c. Kinh phí từ ngân sách SNKH: 5.290 triệu đồng.
d. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: Từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2019
e. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lại Minh Hiền
f. Các thành viên tham gia chính:

STT

Họ và tên

Cơ quan công tác

1

Lại Minh Hiền

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học

2

Nguyễn Lan Anh

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

3

Huỳnh Thị Mai

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học

4

Bùi Thị Tuyết

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học

5

Phạm Anh Cường

Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học

6

Trần Ngọc Cường

Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học

7

Mai Sỹ Tuấn

Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái

rừng ngập mặn

8

Đặng Kim Khôi

Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

9

Phạm Văn Duẩn

Viện Sinh thái rừng và Môi trường

10

Nguyễn Viết Cách

Vườn quốc gia Xuân Thủy

  1. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian: Tháng 10/2019

Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

  1. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về sản phẩm khoa học:

a) Dạng II:

- Báo cáo các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các quy định về quản lý khôn khéo đất ngập nước; vận dụng cho Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng;

- Quy trình và hướng dẫn kỹ thuật thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam;

- Báo cáo đề xuất cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng khôn khéo đất ngập nước tại Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng;

- Quy trình và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, sử dụng khôn khéo đất ngập nước tại Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng;

- Mô hình quản lý khu bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đất ngập nước; mô hình chia sẻ lợi ích sử dụng đất ngập nước;

- Báo cáo quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước của Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng;

- Cơ sở dữ liệu đất ngập nước của Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng;

- Báo cáo tóm tắt kết quả KHCN đề tài;

- Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN đề tài.

b) Dạng III

Bài báo trong nước:

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình;

+ Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tai Vườn quốc gia Xuân Thủy;

+ Xã Giao An (Giao Thủy – Nam Định): Tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi ngao tại bãi bồi;

Bài báo quốc tế:

+ Assessing the impacts of climate change on aquaculture: A case study in Nam Phu commune, Tien Hai district, Thai Binh province, Vietnam.

- Kết quả tham gia đào tạo:

+ Đào tạo được 03 Thạc sĩ

+ Hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

a) Khả năng về thị trường

- Là công trình khoa học dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực chính sách, sinh học, bảo tồn, quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN;

- Việt Nam là quốc gia có 9 khu dự trữ sinh quyển và nhiều khu vực ĐNN khác. Hiện nay, đã có nhiều hệ thống cơ chế, mô hình quản lý, sử dụng ĐNN tại nhiều khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển nhưng còn tồn tại bất cập, chưa đạt được mục tiêu hài hòa lợi ích kinh tế và bảo tồn. Vì vậy, nếu thành công, khả năng áp dụng và nhân rộng mô hình, quy trình và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, sử dụng khôn khéo ĐNN là rất lớn.

b) Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh

Mô hình quản lý khu bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng và trong quản lý ĐNN và mô hình chia sẻ lợi ích sử dụng ĐNN tại Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng được áp dụng thực tế vào địa phương và vào những nơi có điều kiện tương tự.

c) Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu

Đề tài có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong việc xây dựng mô hình: trồng cây ngập mặn, các doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái,...

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

- Các kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu tương tự.

- Các kết quả nghiên cứu hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của đề tài là cơ sở khoa học cho công tác quản lý, sử dụng và bảo tồn ĐNN;

- Kết quả về quy trình và hướng dẫn kỹ thuật thành lập các khu bảo tồn ĐNN tại Việt Nam là cơ sở để xây dựng hành lang pháp lý để thành lập các khu bảo tồn ĐNN;

- Tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng khôn khéo ĐNN ở Việt Nam.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

- Sản phẩm của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc quản lý và sử dụng hệ sinh thái ĐNN tại khu vực nghiên cứu;

- Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở hệ sinh thái ĐNN Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng;

- Góp phần nâng cao sinh kế cho người dân địa phương sống tại khu vực nghiên cứu. Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng cho các cấp chính quyền và đặc biệt là người dân địa phương - đối tượng hưởng lợi các nguồn tài nguyên từ khu dự trữ sinh quyển.

IV. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ đúng hạn

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đạt

 

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 2854

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)