Thứ hai, 18/11/2019 17:40 GMT+7

Thông báo nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu công nghệ tích hợp hóa sinh chế biến rượu vang chất lượng cao từ quả điều”, Mã số đề tài: ĐTĐLCN.28/16

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số:

Nghiên cứu công nghệ tích hợp hóa sinh chế biến rượu vang chất lượng cao từ quả điều”, Mã số đề tài: ĐTĐLCN.28/16.

Thuộc: Đề tài độc lập cấp quốc gia

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

*Mục tiêu tổng thể:

- Có được công nghệ sản xuất rượu vang chất lượng cao từ quả điều.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được Quy trình công nghệ tiên tiến sản xuất đặc sản rượu vang chất lượng cao từ quả điều đạt hàm lượng tannin <0,15%.

-Xây dựng được Mô hình chế biến rượu vang từ quả điều quy mô 100 lít/mẻ.

-Sản xuất thử nghiệm sản phẩm rượu vang từ quả điều: 300 lít đạt tiêu chuẩn cơ sở.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: TS. Nguyễn Văn Khoa

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Công nghệ hóa học, Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

5. Tổng kinh phí thực hiện:                            3.700 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:        3.700  triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                                                    0 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:

Bắt đầu: tháng 10/2016

Kết thúc: tháng 03/2019

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: gia hạn 06 tháng đến tháng 10 năm 2019.

II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Thời gian: tháng 12/2019

Địa điểm: Tp.HCM.

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ :

1. Về sản phẩm khoa học:

Các sản phẩm của đề tài đã được hoàn thành đầy đủ theo đăng ký hợp đồng.

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

Thành công của nghiên cứu giúp cho việc làm chủ được công nghệ tách loại tanin hiệu quả và quá trình lên men rượu chất lượng cao tương đương với trình độ khoa học công nghệ quốc tế, sẽ góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho ngành điều, giải quyết đầu ra cho các vùng nguyên liệu điều, tạo ra đặc sản mới có giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Về Khoa học và công nghệ

Đề tài đóng góp tính mới tích hợp xử lý hóa sinh, công nghệ lên men trong chế biến, nghiên cứu khắc phục vấn đề gây vị chát của nguyên liệu điều, từ đó giải quyết được vấn đề cốt lõi trong việc xử lý tận thu nguồn điều phế phụ phẩm rất lớn, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao được giá trị sản xuất ngành điều trên cả nước. Giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ của đề tài có tính liên ngành, áp dụng thực tiễn tại tỉnh Bình Phước và các vùng trồng điều trong cả nước để tận thu hiệu quả nguồn phế phụ phẩm này, có triển vọng lớn trong việc phát triển ngành chế biến điều sau thu hoạch. Thông qua việc triển khai thực hiện đề tài đã giúp cho:

- Xây dựng nên nhóm nghiên cứu chế biến rượu vang điều, chế biến sau thu hoạch, tận dụng nguồn phế phụ phẩm trong công nông nghiệp, tạo thêm giá trị gia tăng.

-  Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, triển khai của Viện Công nghệ hóa học và đơn vị phối hợp.

-  Góp phần củng cố mối liên kết giữa các nhà: khoa học, doanh nghiệp, nhà nông và nhu cầu thực tế của đời sống.

-  Tạo ra một sản phẩm mới đặc trưng đem lại nhiều triển vọng thực tế cho nhà sản xuất, thị trường sản phẩm, đóng góp giải pháp khắc phục tình trạng lãng phí nguồn nguyên liệu thịt quả điều, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần giải quyết hữu hiệu đầu ra cho ngành điều.

3.2. Hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường:

Sự thành công của nghiên cứu này góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho người trồng điều, giải quyết công ăn việc làm cho vùng nông thôn, tạo ra đặc sản mới có giá trị cho địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc vứt bỏ thịt quả điều bao lâu nay, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành chế biến rượu vang ở nước ta.

Nguồn: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 2571

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)