Thứ năm, 05/12/2019 23:06 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nghiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia: “Nghiên cứu, thiết kế và tích hợp hệ thống khảo sát địa hình trong xây dựng dựa trên công nghệ chụp ảnh, quét laze GPS/GNSS và UAV”.

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu, thiết kế và tích hợp hệ thống khảo sát địa hình trong xây dựng dựa trên công nghệ chụp ảnh, quét laze GPS/GNSS và UAV”.

Mã số: ĐTĐL.CN-54/16

Kinh phí từ ngân sách SNKH: 5.370 triệu đồng.

Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: Từ tháng 03/2015 đến 02/2019 được gia hạn đến 08/2019 theo Quyết định số 111/QĐ-BKHCN ngày 22/01/2019.

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Cơ khí Động lực (Đại học Bách khoa Hà Nội)

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Đình Quý

Các thành viên tham gia chính:

 

Số
TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

1

TS. Vũ Đình Quý

Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội

2

TS. Lưu Hồng Quân

Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội

3

TS. Lê Thị Tuyết Nhung

Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội

4

TS. Đinh Tấn Hưng

Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội

5

PGS.TS.Tạ Hải Tùng

Trung tâm NAVIS (Đại học Bách khoa

Hà Nội)

6

PGS.TS. Lã Thế Vinh

Trung tâm NAVIS (Đại học Bách khoa

Hà Nội)

7

KS. Ngô Quốc Việt

Công ty CP Xây dựng Tân Phong

8

PGS.TS.Nguyễn Chấn Hùng

Viện Điện tử-Tin học-Tự Động hóa, Bộ Công thương

9

ThS. Đặng Trần Chuyên

Viện Điện tử-Tin học-Tự Động hóa, Bộ Công thương

10

TS. Lê Đại Ngọc

Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu

 

 

  1. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Tháng 12/2019 tại Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

  1. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về sản phẩm khoa học:

Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

a. Dạng I:

Hệ thống khảo sát địa hình trong xây dựng gồm 03 phân hệ:

Bộ Phân hệ UAV

Bộ Phân hệ định vị dẫn đường

Bộ Phân hệ xây dựng bản đồ số

b. Dạng II:

Bộ tài liệu thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo;

Bộ tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị;

Tài liệu hướng dẫn xử lý số liệu khảo sát;

Hạ tầng phần mềm Big Data lưu trữ dữ liệu LIDAR và UAV;

Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN đề tài;

Báo cáo tóm tắt kết quả KHCN đề tài;

c) Dạng III

- Công bố khoa học:

+ 01 Bài báo tạp chí quốc tế:

+ 02 Bài báo tạp chí trong nước:

+ 02 Bài báo hội nghị quốc tế/trong nước:

- Kết quả tham gia đào tạo:

+ Đào tạo được 03 Thạc sỹ:

+ Tham gia đào tạo 01 NCS:

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

          Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

a) Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

Làm chủ công nghệ thiết kế và tích hợp hệ thống phục vụ khảo sát địa hình trong xây dựng dựa trên công nghệ chụp ảnh quét laser.

Góp phần nâng cao ứng dụng của thiết bị bay tự động vào các mục đích dân sự.

Sản phẩm của đề tài được tích hợp nhiều công nghệ cao như: UAV, định vị dẫn đường chính xác cao GNSS/IMU; công nghệ chụp ảnh; công nghệ quét laser. Trong đó, một số công nghệ là hoàn toàn mới ở Việt Nam như: mô đun đồng bộ tín hiệu GNSS/IMU; Mô đun đồng bộ dữ liệu GNSS/INS và dữ liệu quét laser/chụp ảnh số. Thiết bị bay phát triển trong đề tài có tính kế thừa các nghiên cứu trước; ứng dụng và phát triển được các nguồn mã nguồn mở trên thế giới.

b) Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Đối với tất cả các đơn vị tham gia đề tài, đây là một cơ hội để các nhà nghiên cứu, giảng viên tiếp cận với các lĩnh vực công nghệ tiên tiến hiện đại. Thông qua đề tài, họ sẽ có thể dùng kiến thức chuyên ngành của mình ứng dụng và kiếm nghiệm qua thực tế, đồng thời tiếp nhận các tri thức, bí quyết công nghệ từ nước ngoài để tao ra sản phẩm công nghệ cao với thương hiệu Việt nam. Qua đề tài này, cơ quan chủ trì và các đơn vị thành viên sẽ kết nối lại tạo thành một chuỗi giá trị (Value Chain) bao gồm "Đại học --> Viện Nghiên cứu --> Doanh nghiệp" để sớm đưa tri thức ra thị trường.

Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ của Bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ - Viện Cơ khí Động lực trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị bay không người lái và các lĩnh vực liên quan;

Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển bộ định vị/dẫn đường GNSS/INS độ chính xác cao;

Đối với VIELINA, việc hợp tác với các đơn vị nghiên cứu sâu chuyên ngành trong các lĩnh vực Viễn thám, hàng không, CNTT sẽ mở thêm các lĩnh vực ứng dụng mới cho các sản phẩm của Viện, hướng thị trường, vừa có hàm lượng khoa học cao, lại vừa có tiềm năng ứng dụng cả trong hiện tại cũng như tương lai 5-10 năm tới.

Đối với Cục bản đồ, đề tài sẽ cung cấp một nguồn vật lực bổ sung cho các hoạt động của Cục, đồng thời với sự trao đổi chuyên môn với các chuyên gia trong lĩnh vực khác sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ cũng như tạo thêm nhiều cơ hội cho các hoạt động CGCN của các công ty thành viên của Cục (như Cty SAMCOM). Đề tài cũng là cơ hội để giải quyết các vấn đề tồn tại về công nghệ trong công tác xây dựng bản đồ dùng UAV mà Cục đã và đang tiến hành phục vụ cho an ninh quốc phòng.

Tăng cường hợp tác, nghiên cứu giữa các đơn vị nghiên cứu trong các lĩnh vực liên ngành;

Tăng cường hợp tác giữa đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp;

Góp phần nâng cao năng suất trong công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

a. Hiệu quả kinh tế

- Việc làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo UAV kích thước và trọng tải lớn, với khả năng phục vụ các ứng dụng chuyên dụng như bản đồ, sẽ đem lại một số giá trị kinh tế như:

- Tiết kiệm chi phí nhập khẩu công nghệ

- Chủ động trong việc xây dựng các giải pháp công nghệ trong nước để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực xã hội

- Góp phần tăng cường hiệu quả NCKH và đào tạo cho các cơ sở nghiên cứu thông qua việc kết nối sâu rộng các trường ĐH, Viện NC, DN thực hiện các nhiệm vụ KHCN

- Sản phẩm đề tài sẽ góp phần mở ra các khả năng mới áp dụng các nghiên cứu đa ngành để giải quyết các vấn đề môi trường như xâm nhập mặn, giám sát tài nguyên rừng, phát hiện cháy rừng, ô nhiễm, v.v. thông qua các công cụ trên máy bay UAV và các công nghệ phân tích, khai phá dữ liệu lớn BIG Data, v.v.

b. Hiệu quả xã hội

- Việc đưa sản phẩm nghiên cứu của đề tài được đưa vào ứng dụng trong thực tế (phục vụ khảo sát địa hình trong xây dựng) sẽ góp phần đổi mới công nghệ truyền thống hiện đang sử dụng trong khảo sát, thiết kế công trình qua đó nâng cao năng suất và hiệu quả khảo sát, tiết kiệm chi phí.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là góp phần đưa trình độ công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực khảo sát địa hình phục vụ xây dựng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra việc đưa thiết bị bay vào ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ liên ngành, nâng cao hiệu suất phục vụ các nhiệm vụ an sinh xã hội.

IV. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ đúng hạn

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đạt

Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 14741

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)