I. Thông tin chung về nhiệm vụ:
1. Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo dây chuyền đồng bộ tự động cán ép liên tục ngói xi măng – cát – cốt sợi polyme”.
2. Mã số: ĐTĐLCN.18/17
3. Kinh phí từ ngân sách SNKH: 7.250 triệu đồng.
4. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: Từ tháng 25/9/2017 đến 9/2019 được gia hạn đến 24/03/2020 theo Quyết định số 2406/QĐ-BKHCN ngày 20/8/2019.
5. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Cơ điện tử CIE
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Hoàng Anh Sơn
6. Các thành viên tham gia chính:
Số
TT
|
Họ và tên
|
Cơ quan công tác
|
1
|
KS. Hoàng Anh Sơn
|
Viện cơ điện tử CIE
|
2
|
PGS. TS. Trương Hữu Chí
|
Viện cơ điện tử CIE
|
3
|
KS. Nguyễn Hồng Quảng
|
Viện cơ điện tử CIE
|
4
|
KS. Bùi Xuân Tới
|
Viện cơ điện tử CIE
|
5
|
TS. Nguyễn Hùng Minh
|
Viện Khoa học Công nghệ Xây Dựng
|
6
|
KS. Nguyễn Thế Sơn
|
Viện cơ điện tử CIE
|
7
|
KS. Trần Duy Ngọc
|
Viện cơ điện tử CIE
|
8
|
ThS. Trần Quang Dũng
|
Viện cơ điện tử CIE
|
9
|
ThS. Trương Đắc Duy
|
Viện cơ điện tử CIE
|
10
|
KS. Vũ Văn Phương
|
Viện cơ điện tử CIE
|
11
|
KS. Đinh Ngọc Vũ
|
Công ty CP Xây dựng và Thiết bị Công nghiệp CIE1
|
12
|
KS. Trần Tuấn Đức
|
Công ty CP Xây dựng và Thiết bị Công nghiệp CIE1
|
II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Dự kiến tháng 7/2020 tại Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
III. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về sản phẩm khoa học:
Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
a. Dạng I:
- 01 Dây chuyền đồng bộ tự động cán ép liên tục ngói xi măng – cát – cốt sợi polyme, công suất 1200 viên/giờ; gồm các thiết bị chính dưới đây:
- Khuôn Master
- Khuôn lót hợp kim nhôm
- Băng cấp khuôn vào máy cán ép tạo hình
- Máy trộn vật liệu thân ngói
- Băng tải cấp vật liệu thân ngói vào máy cán ép tạo hình
- Máy trộn vật liệu lớp phủ bề mặt
- Thiết bị cấp vật liệu lớp phủ bề mặt vào máy cán ép tạo hình
- Máy cán ép tạo hình liên tục đồng bộ
- Băng chuyển ngói và khuôn sau tạo hình
- Giá đỡ ngói và khuôn lót
- Buồng dưỡng hộ ngói
- Thiết bị tách khuôn và ngói
- Hệ thống điện động lực, điện điều khiển và phần mềm điều khiển
- Đồ gá kiểm tra cơ tính tại chỗ (gồm đồ gá thử uốn gãy và đồ gá thử va đập
- 6000 viên ngói đạt tiêu chuẩn JIS A5402:2002
- Kích thước viên ngói DxR = 420x330 mm
- Sai lệch chiều dài: ±2mm
- Sai lệch chiều rộng và chiều dày: ±1mm
- Khối lượng viên ngói khô: (3,5 ± 0,2) kg
- Lực uốn gãy ≥ 2000 N
b. Dạng II:
- Bộ tài liệu công nghệ cấp phối vật liệu xi măng – cát – cốt sợi polyme
- Quy trình sản xuất ngói xi măng- cát- cốt sợi polyme theo công nghệ cán ép liên tục, ngói đạt tiêu chuẩn JIS A5402:2002
- Bộ tài liệu thiết kế, chế tạo của các cụm thiết bị chính trong dây chuyền; Quy trình lắp đặt các thiết bị trong dây chuyền; hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong dây chuyền sản xuất ngói xi măng – cát – cốt sợi polyme công suất 1200 viên/giờ.
- Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN đề tài;
- Báo cáo tóm tắt kết quả KHCN đề tài;
b) Dạng III
- Công bố khoa học: 01 Bài báo về “Thành phần vật liệu xi măng – cát – cốt sợi polyme cho sản xuất ngói lợp”.
- Kết quả tham gia đào tạo: Tham gia đào tạo 01 Thạc sỹ
- Đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp “Máy cán ép ngói liên tục”
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
a) Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Làm chủ được công nghệ cấp phối vật liệu xi măng – cát – cốt sợi polyme (gồm vật liệu lớp thân ngói và vật liệu lớp phủ bề mặt) để sản xuất ngói bằng công nghệ cán ép liên tục
- Xây dựng, bổ sung cơ sở tính toán bán thực nghiệm cho một số quá trình công nghệ chưa có trong các giáo trình đào tạo như: tính toán công suất máy trộn và quy trình trộn vật liệu xi măng – cát – gia cường sợi, quá trình trộn vữa không tạo bọt khí, quá trình ép miết vật liệu và tạo nhẵn bề mặt sản phẩm, tính toán thiết kế chi tiết vật liệu hợp kim nhôm bằng công nghệ đúc áp lực cao....
b) Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Xây dựng được cơ sở kỹ thuật thiết kế dây chuyền cán ép ngói xi măng - cát – cốt sợi polyme đồng bộ tự động bao gồm hệ thống định lượng và phối trộn vật liệu, hệ thống tạo hình, hệ thống xếp dỡ sản phẩm, dưỡng hộ sản phẩm ……
- Tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu phát triển sang lĩnh vực sản xuất tấm phẳng xi măng sợi theo công nghệ cán ép dùng trong trang trí nội và ngoại thất.
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
a. Hiệu quả kinh tế
- Nâng cao mức độ tự động hóa trong dây chuyền sản xuất ngói với công suất vượt trội (dây chuyền hiện tại có công suất gấp trên 4 lần so với công nghệ ép trong khuôn kín), ghóp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa nền sản xuất trong nước.
- Tiết kiệm chi phí nhập khẩu công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có sự lựa chọn đầu tư thay thế công nghệ sản xuất ép trong khuôn kín với nhiều hạn chế chuyển sang công nghệ cán ép liên tục hiện đại có giá thành hợp lý.
b. Hiệu quả xã hội
- Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và công suất lao động, tạo điều kiện nâng cao tri thức, giải phóng sức lao động cực nhọc của người công nhân và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
- Công nghệ cán ép liên tục sử dụng hỗn hợp xi măng cát ẩm nên không có nước thừa thoát ra trong quá trình tạo hình đồng thời sản phẩm ngói đạt chỉ tiêu cơ tính nhờ dưỡng hộ nhiệt ẩm nên có rất ít khí thải thoát ra trong quá trình sản xuất vì vậy có thể nói đây là công nghệ xanh rất thân thiện vơi môi trường.
IV. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ đúng hạn.
2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đạt.