Thứ bảy, 15/07/2023 10:31 GMT+7

Thông báo kêu gọi đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ theo Nghị định thư giai đoạn 2024 - 2026 (Chương trình hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Italy)

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM-ITALY

Thông báo kêu gọi đề xuất đề tài/dự án

khoa học và công nghệ theo Nghị định thư giai đoạn 2024 - 2026

Thời gian đóng thông báo: 17h00 ngày 11/9/2023

 

GIỚI THIỆU

Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Italy, ký tại Hà Nội ngày 10.5.1992 và có hiệu lực từ 10.5.1998, Tổng Vụ Xúc tiến hợp tác (kinh tế, văn hóa và khoa học)- Phòng IX thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy và Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (dưới đây được gọi là các Bên) khởi động Chương trình hợp tác khoa học và công nghệ giai đoạn 2024-2026.

1. YÊU CẦU CHUNG

1.1 KẾ HOẠCH TÀI TRỢ

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác này, các đề tài/dự án hợp tác nghiên cứu chung sẽ được hai Bên cùng xem xét tài trợ với mục đích khuyến khích sự hợp tác song phương giữa các nhóm nghiên cứu của hai nước.

Kinh phí được tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu như sau: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) sẽ cấp kinh phí cho các nhóm nghiên cứu của Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy (MAECI) sẽ cấp kinh phí cho các nhóm nghiên cứu của Italy.

1.2 YÊU CẦU

Đề xuất dự án:

- Phải có cùng thời hạn khi Chương trình đang diễn ra: 3 năm;

- Mỗi Chủ nhiệm đề tài (PI) chỉ được gửi một đề xuất đề tài/dự án.

Quy định phía Italy:

- Các tổ chức nghiên cứu công lập và ngoài công lập (phi lợi nhuận);

- Chủ nhiệm nhiệm vụ phải mang quốc tịch Italia hoặc Châu Âu, cư trú hợp pháp tại Italy và phải tham gia một tổ chức công lập và ngoài công lập (phi lợi nhuận) với vị trí cố định hoặc tạm thời phải có thời hạn hoạt động ít nhất đến khi hoàn thành năm đầu tiên của đề xuất đề tài/dự án hợp tác nghiên cứu chung (ngày kết thúc hợp đồng phải có trong CV).

Quy định phía Việt Nam:

- Các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ được quy định bởi pháp luật Việt Nam.

- Các đề tài/dự án phải tuân thủ các chính sách tài trợ của Việt Nam.

1.3 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU

- Thiếu bất kỳ yêu cầu nào được liệt kê ở trên;

- Hồ sơ nộp không đầy đủ như yêu cầu tại Mục 3 của Thông báo này;

- Các đề xuất đề tài/dự án hợp tác nghiên cứu chung không thuộc lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và Italy được nêu tại Mục 2 của Thông báo này.

2. LĨNH VỰC ƯU TIÊN

Các đề tài/dự án hợp tác phải thuộc một trong các lĩnh vực sau:

- Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Agriculture and Food Science)

Giới hạn trong: chế biến và bảo quản thực phẩm; cơ giới hóa nông nghiệp (limited to food processing and preservation; agriculture  mechanization)

- Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (Climate Change and Sustainability) e.g. Energy, Mobility, Nature Based Solutions, Water management);

Giới hạn trong: năng lượng; tính cơ động; giải pháp dựa vào thiên nhiên; quản lý môi trường. (limited to energy; mobility; nature based solutions; environmental management)

- Xã hội thông tin (Information Society);

Giới hạn trong: Trí tuệ nhân tạo (AI); Internet vạn vật (IoT); Công nghệ truyền thông – thông tin (ICT); Thành phố thông minh (Smart Cities); Dữ liệu lớn (Big Data)

- Khoa học vũ trụ và quan sát trái đất (Space Science and Earth Observation);

Giới hạn trong: viễn thám; giám sát thiên tai; công nghệ vũ trụ tiên tiến.( limited to remote sensing; monitoring of natural hazards; advanced space technologies).

- Công nghệ Bảo tồn và phục chế các di sản văn hóa và thiên nhiên (Technologies Conservation and restoration of  Natural and Cultural Heritage);

*  Đề tài/dự án không thuộc lĩnh vực ưu tiên nêu trên sẽ không được xem xét.

* Một số lĩnh vực nghiên cứu được liệt kê ở trên có thể không được tài trợ, tùy thuộc vào chất lượng khoa học của các đề xuất đề tài/dự án.

3. QUY TRÌNH NỘP ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI/DỰ ÁN

Các đề xuất đề tài/dự án nghiên cứu chung phải được các Chủ nhiệm của Việt Nam và Italy nộp riêng cho các Bên tương ứng, tuân theo các thủ tục nộp hồ sơ cụ thể của quốc gia đó được liệt kê dưới đây. Các hồ sơ chỉ nộp ở một trong hai Bên sẽ không được chấp nhận và xem xét để đánh giá.

Về phía Italy:       

- Chủ nhiệm đề tài/dự án phía Italy cần nộp đề xuất trực tuyến bằng cách điền vào các biểu mẫu quy đinh tại liên kết sau: http://web.esteri.it/pgr/

- Thuyết minh phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Italy. Các ngôn ngữ khác sẽ không được chấp nhận.

- Đối với bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Thông báo kêu gọi này, vui lòng liên hệ với địa chỉ email sau: dgsp-09bandi1@esteri.it.

- Đối với các dự án liên quan đến thí nghiệm trên động vật phải được sự phê duyệt của Ủy ban đạo đức có thẩm quyền. Phải nộp các minh chứng được sự chấp thuận của OPBA (Organismo Preposto al Benessere degli Animali) cho các thử nghiệm này. Xin lưu ý rằng bắt buộc phải có sự cho phép chính thức của Bộ Y tế có thẩm quyền để bắt đầu các hoạt động (D.Lgs 26_04/03/2014 và Chỉ thị 2010/63 EU). Các dự án liên quan đến thí nghiệm với con người phải được thực hiện theo Chỉ thị 536/2014/EC. Chủ nhiệm người Italy phải tự cam kết tuân thủ các quy tắc trong phần Phương pháp trong đề xuất đề tài/dự án.

- Hồ sơ đăng ký của các dự án nghiên cứu chung phải được kèm theo thư xác nhận có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức đăng ký hoặc người đại diện được ủy quyền hợp lệ theo quy định. Thư xác nhận này phải được viết bằng tiếng Ý, có thể tải xuống mẫu có sẵn tại đường link kèm theo Thông báo kêu gọi này. Thư xác nhận cũng phải nêu rõ về việc đồng ý tuân thủ tất cả các điều khoản trong Thông báo kêu gọi này, bao gồm cả khoản đồng tài trợ của tổ chức cũng phải được liệt kê trong phần ngân sách tạm thời của đề xuất. Ngoài ra nếu Chủ nhiệm giữ vị trí tạm thời, thư xác nhận cũng phải nêu rõ Tổ chức chủ trì sẽ thay thế Chủ nhiệm bằng một thành viên khác của nhóm nghiên cứu nếu hợp đồng với Chủ nhiệm bị chấm dứt trước khi dự án kết thúc. Từ đó đảm bảo rằng các hoạt động nghiên cứu được được thực hiện mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào. Thư xác nhận phải được tải lên trang web có sẵn tại liên kết: http://web.esteri.it/pgr/.

Về phía Việt Nam:

- Đề cương đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ theo Nghị định thư viết bằng tiếng Việt (Theo mẫu tại Thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) có đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan;

- Thuyết minh bao gồm: Mô tả mục tiêu, nội dung nghiên cứu chính, kết hoạch hợp tác, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, phân công nhiệm vụ giữa các đối tác Italy và Việt Nam, kết quả dự kiến và dự trù kinh phí, nguyên tắc cơ bản của việc cùng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chia sẻ lợi ích.

- Hồ sơ phải được nộp cùng với các văn bản hành chính khác theo quy định của Việt Nam.

- Thông tin về việc nộp đề xuất sẽ được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ: www.most.gov.vn.

- Hồ sơ đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ theo Nghị định thư hợp tác với Italy phải được nộp đồng thời trực tuyến và trực tiếp:

* Nộp trực tuyến: Bản scan của hồ sơ được gửi đến địa chỉ: https://stm.most.gov.vn

* Nộp trực tiếp: bản gốc được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Hồ sơ được gửi trong phòng bì dán kín, bìa ngoài có ghi:

“Hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư, Chương trình hợp tác KH&CN lần thứ 8 Việt Nam-Italy”

Đầu mối liên hệ:

Ông Đinh Quý Cương

Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ KH&CN

113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: +(84-24) 39435376

Fax: +(84-24) 39439987

E-Mail: dqcuong@most.gov.vn

4. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN Ở CẤP ĐỘ QUỐC GIA VÀ SONG PHƯƠNG

4.1 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Sau khi kết thúc thời gian kêu gọi, tất cả các đề xuất nhận được sẽ được kiểm tra về tính hợp lệ. Quá trình đánh giá sẽ được thực hiện ở cấp quốc gia để xác định danh sách rút gọn các đề xuất xếp hạng hàng đầu. Sau đó, ở cấp độ song phương, hai Bên sẽ đạt được sự đồng thuận về danh sách cuối cùng của các dự án đủ điều kiện tài trợ trong cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp, như được được nêu tại Điều 4 của Hiệp định, hai Bên sẽ thống nhất danh sách các đề tài/dự án được lựa chọn để hai Bên đồng tài trợ. Danh sách này sẽ được đưa vào nội dung của Chương trình hợp tác và sẽ được hai Bên cùng cấp kinh phí từ ngân sách hàng năm của hai nước.

Các đề xuất sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Nội dung khoa học của đề tài/dự án nghiên cứu;

- Năng lực của nhóm nghiên cứu;

- Phương pháp luận và tư liệu tổng quan;

- Giá trị gia tăng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và đối với sự hợp tác song phương;                                    

- Đáp ứng đầy đủ về tài chính.

Về phía Việt Nam

Quy trình đánh giá đề tài/dự án nghiên cứu chung sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

Các đề xuất dự án hợp lệ sẽ được đánh giá bởi các Hội đồng khoa học do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập. Chủ nhiệm nhiệm vụ phải nộp đầy đủ hồ sơ chi tiết cho Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm các tài liệu chính sau:

  • Thuyết minh chi tiết nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư;

-   Thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị tham gia đề tài/dự án nghiên cứu phía Việt Nam, có đủ chữ ký của tất cả các đối tác tham gia và cơ quan chủ trì;

-   Thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác Italy và Việt Nam (bằng tiếng Anh kèm theo bản dịch ra tiếng Việt)

       Các yêu cầu tối thiểu cho Thỏa thuận hợp tác với các đối tác Italy như sau:

- Tên đề tài/dự án;

- Tên của tất cả các đối tác tham gia;

- Mô tả mục tiêu, nội dung nghiên cứu chính, kết hoạch hợp tác, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, phân công nhiệm vụ giữa các đối tác Italy và Việt Nam, kết quả dự kiến và dự trù kinh phí, nguyên tắc cơ bản của việc cùng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chia sẻ lợi ích.

YÊU CẦU SẢN PHẨM

Đề tài/dự án cần đáp đầy đủ các tiêu chí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo các quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng như đáp ứng các điều kiện theo thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nghị định thư. Nhiệm vụ Nghị định thư cần có tính đột phá về công nghệ.

Các sản phẩm của đề tài phải là sản phẩm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Các sản phẩm của nhiệm vụ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia với các sản phẩm dạng I, dạng II và dạng III:

            * Sản phẩm dạng I phải là những sản phẩm tiên tiến, có chỉ tiêu kỹ thuật rõ ràng.

            * Sản phẩm dạng II ưu tiên những quy trình công nghệ tiên tiến.

            * Sản phẩm dạng III gồm ít nhất 01 bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus, 2 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và được tính điểm hội đồng giáo sư ngành, liên ngành do quỹ Nafosted ban hành.

            * Sản phẩm dạng IV Đào tạo được ít nhất 01 thạc sĩ hoặc góp phần đào tạo tiến sĩ (theo hướng luận văn tốt nghiệp thực hiện theo các nội dung của hợp tác nghị định thư).

- Ngoài ra còn một số tài liệu hành chính khác được quy định tại Thông tư 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019.

Mọi thông tin chi tiết về hồ sơ sẽ được đăng tải trên trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ: www.most.gov.vn.   

4.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Về phía Italy:

Danh mục các đề tài/dự án được lựa chọn và quy trình cấp kinh phí sẽ được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy theo địa chỉ sau:

https://www.esteri.it/it/diplomazia-culturale-e-diplomazia scientifica/cooperscientificatecnologica/programmiesecutivi/accordi_programmi_culturali_tecnologici/ . Các chủ nhiệm đề tài/dự án được lựa chọn sẽ được thông báo trực tiếp.

Về phía Việt Nam:

Danh mục các đề tài/dự án được lựa chọn sẽ được Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ Nghị định thư được tuyển chọn và các nhiệm vụ không được tuyển chọn.

5. CẤP KINH PHÍ CHO CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN

Về phía Italy:

Các đề tài/dự án được lựa chọn sẽ được hai Bên cùng cấp kinh phí trong khả năng tài chính hàng năm của mình.

Các dự án được chọn và liệt kê trong danh mục sẽ được cấp kinh phí hàng năm. Theo Luật Italy số 401/90, bắt đầu mỗi năm thông báo sẽ được đưa ra bởi Tổng cục Xúc tiến hợp tác (kinh tế, văn hóa và khoa học), Phòng IX của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Italy, mời các Chủ nhiệm đề tài/dự án của Italy trong danh mục Chương trình hợp tác nộp đề xuất kinh phí hàng năm.

Tổ chức chủ trì lập dự toán tất cả các chi phí của dự án và sẽ được hoàn trả hàng năm, sau khi nộp các chứng từ tài chính và có đánh giá tích cực về báo cáo khoa học tương ứng.

Kinh phí hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy cấp cho các đề tài/dự án được chọn vào khoảng 50% tổng chi phí của mỗi đề tài/dự án. Do đó, Tổ chức chủ trì phải cam kết tài trợ khoảng một nửa tổng chi phí của đề tài/dự án. Kinh phí tài trợ có thể chi phí này có thể được dùng trả lương cho thành viên có liên quan và các chi phí liên quan khác. Bất kỳ khoản đóng góp tài chính nào khác từ các tổ chức công hoặc tư nhân của Italy hoặc Thụy Điển sẽ được đánh giá tích cực.

Khoản tài trợ của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy cho mỗi dự án là khoảng 40.000 Euro/năm, chưa tính khoản 50% đóng góp của các tổ chức chủ trì.

Về phía Việt Nam:

Sau khi nhận được thông báo, chủ nhiệm đề tài/dự án được lựa chọn trong Chương trình hợp tác hoàn thiện hồ sơ và gửi về Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định kinh phí theo quy định tại Thông tư 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

6. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Để biết thêm thông tin về cuộc gọi hiện tại, ứng viên có thể tham khảo các liên hệ sau:

Tại Italy:

Văn phòng IX - Tổng cục Xúc tiến và Đổi mới Văn hóa, Kinh tế

Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế (MAECI)

E-mail: dgsp-09bandi1@esteri.it

Tại Việt Nam:

               Vụ Hợp tác quốc tế

               Bộ Khoa học và Công nghệ

               113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đầu mối liên hệ:

Ông Đinh Quý Cương

Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ

113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tel: +(84-24) 39435376

Fax: +(84-24) 39439987

E-Mail: dqcuong@most.gov.vn;

 

 

Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế

Lượt xem: 4906

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)