Thứ hai, 25/12/2023 09:25 GMT+7

Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ; Mã số: NVQG-2020/DA.08

1. Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia

- Tên dự án SXTN: Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ

Mã số: NVQG-2020/DA.08.

- Thuộc Chương trình (tên, mã số chương trình): Chương trình quỹ gen

- Tổng kinh phí thực hiện:                                   7.200 triệu đồng

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:   2.950 triệu đồng

Kinh phí từ nguồn khác:                           4.250 triệu đồng

- Thời gian thực hiện: 36 tháng (Từ tháng 9/2020 đến tháng 8 năm 2023).

- Tổ chức chủ trì dự án: Trung tâm cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật

- Chủ nhiệm đề tài: BSTY. Hoàng Xuân Thủy

- Các thành viên chính thực hiện đề tài:

Số TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Đơn vị công tác

1.

Hoàng Xuân Thủy

Bác sỹ thú y

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Vườn Quốc gia Cúc Phương

2.

Lê Phương Triều

Thạc sỹ

Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương

3.

Lê Hoài Đức

Kỹ sư

Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương

4.

Phạm Hải Ninh

Tiến sĩ

Phòng Khoa học, Đào tạo và HTQT - Viện Chăn nuôi

5.

Phạm Đức Hồng

Thạc sỹ

Bộ môn Động vật quý hiếm và ĐDSH - Viện Chăn nuôi

6.

Nguyễn Quyết Thắng

Thạc sỹ

Bộ môn Động vật quý hiếm và ĐDSH - Viện Chăn nuôi

7.

Dương Thị Phương Lan

Kỹ sư

Bộ môn Động vật quý hiếm và ĐDSH - Viện Chăn nuôi

8.

Phạm Trọng Nương

Kỹ sư

Công ty TNHH ứng dụng và phát triển công nghệ Trang Ninh

9.

Trịnh Thị Hồng

Thạc sỹ

Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Tấn Lộc Phát

2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

Tháng 12/2023, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

3. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

3.1. Danh mục các sản phẩm đã hoàn thành

3.1.1. Sản phẩm dạng 1

TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1

Đàn hạt nhân gà Tai đỏ

 

x

 

 

x

 

 

x

 

2

Mô hình đàn sản xuất gà Tai đỏ

 

x

 

 

x

 

 

x

 

3

Mô hình chăn nuôi gà Tai đỏ thương phẩm

 

x

 

 

x

 

 

x

 

3.1.2. Sản phẩm dạng 2

TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1

Quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ sinh sản

 

x

 

 

x

 

 

x

 

2

Quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ thương phẩm

 

x

   

x

   

x

 

3.1.3. Sản phẩm dạng 3

TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1

Bài báo (02 bài)

 

x

 

 

x

 

 

x

 

3.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1.

Đàn hạt nhân gà Tai đỏ

Từ 01/2022

Công ty TNHH ứng dụng và phát triển công nghệ Trang Ninh, Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Tấn Lộc Phát

 

2.

Đàn sản xuất gà Tai đỏ

Từ 01/2022

3.

Quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ sinh sản

Từ 01/2022

4.

Quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ thương phẩm

Từ 01/2022

2.3. Về những đóng góp mới của dự án

Dự án đã đưa ra được các giải pháp khoa học để phát triển chăn nuôi gà bản địa nói chung và gà Tai đỏ nói riêng như chọn lọc và xây dựng đàn gà Tai đỏ hạt nhân và sản xuất, hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Tai đỏ sinh sản và thương phẩm, v.v. Mô hình chăn nuôi gà Tai đỏ sinh sản và thương phẩm được áp dụng và nhân rộng trong địa bàn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh lân cận.

2.4. Về hiệu quả của nhiệm vụ

2.4.1. Hiệu quả kinh tế

Việc xây dựng được đàn hạt nhân gà Tai đỏ thuần để sản xuất con giống cung cấp cho người chăn nuôi tại khu vực vườn Quốc gia Cúc Phương và các tỉnh phụ cận, thông qua đó sẽ bảo tồn lâu dài và phát triển bền vững nguồn gen gà Tai đỏ. Đàn gà Tai đỏ trước khi được chọn lọc có các chỉ tiêu kỹ thuật đạt thấp như năng suất trứng/mái/năm đạt 25-27 quả; tỷ lệ trứng có phôi đạt 75-80%; tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 90-95%. Kết quả nghiên cứu sau chọn lọc cho thấy năng suất trứng/mái/năm tăng 1,16-3,74; tỷ lệ trứng có phôi tăng 6,04-11,39% so với đàn gà trước khi chọn lọc. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế lãi 39,29 triệu đồng so với đàn nuôi đại trà trong nông hộ.

Các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu không phải đầu tư cho nghiên cứu cơ bản nhưng lại được thừa hưởng lợi ích từ kết quả nghiên cứu. Vì vậy lợi nhuận thu được trong sản xuất kinh doanh sẽ nhiều hơn và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc chuyển giao các giống gà đặc sản có chất lượng cao cùng với các quy trình công nghệ tiên tiến và phù hợp sẽ giúp tăng năng suất lên 3-5%, hiệu quả kinh tế tăng 5-7%, tác động tốt đến xã hội và môi trường, phục vụ tái cơ cấu chăn nuôi tại các địa phương. Số lượng sản phẩm chuyển giao ra sản xuất sau dự án sẽ sử dụng thêm nhiều lao động dôi dư. Dự án sẽ tạo ra được 300 mái gà Tai đỏ hạt nhân, hàng năm sẽ tạo ra được khoảng 6750 gà sản xuất và khoảng 70.875 gà thương phẩm. Theo kết quả từ các mô hình thuộc dự án, lợi nhuận/mái sản xuất khoảng 500.000 đồng và lợi nhuận/1000 gà thương phẩm xuất chuồng khoảng 56-88 triệu đồng. Như vậy, hàng năm dự án có thể mang lợi nhuận khoảng 3,37 tỷ đồng đối với gà sinh sản và khoảng 3,26-4,04 tỷ đồng đối với gà thương phẩm.

2.4.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài ra, năng suất và chất lượng con giống cao được tạo ra từ dự án sẽ làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, qua đó thúc đẩy mở rộng chăn nuôi, thu hút nguồn nhân lực lao động tham gia vào lĩnh vực, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Đồng thời tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm có chất lượng cao và an toàn cho xã hội, nâng cao cuộc sống góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về nguồn thực phẩm sạch.

Kết quả nghiên cứu có tác động mạnh đến sự phát triển, tăng trưởng kinh tế của người dân, làm thay đổi cách nghĩ nếp làm, hạn chế nạn chặt phá rừng, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

2.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1) Về tiến độ thực hiện: (đánh dấu Ö vào ô tương ứng):

- Nộp hồ sơ đúng hạn

X

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

 

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

 

2) Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

          - Xuất sắc                                                                                 

          - Đạt                                                                                           X

          - Không đạt                                                                              

 

Tệp đính kèm:

- Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN

Nguồn: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 901

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)