Thứ ba, 05/11/2024 15:31 GMT+7

Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thiện quy trình tạo bò thuần Blanc- Bleu – Belge (BBB) bằng công nghệ phôi và sản xuất con lai F1 (BBB x Senepol) tại các tỉnh phía Bắc; Mã số: DAĐL.CN-05/20

1. Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia:

- Tên nhiệm vụ: “Hoàn thiện quy trình tạo bò thuần Blanc- Bleu – Belge (BBB) bằng công nghệ phôi và sản xuất con lai F1 (BBB x Senepol) tại các tỉnh phía Bắc .

Mã số: DAĐL.CN-05/20

- Tổng kinh phí thực hiện:                          27.400,0 triệu đồng

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:     7.670,0 triệu đồng

Kinh phí từ nguồn khác:                            19.730,0  triệu đồng

- Thời gian thực hiện: 54 tháng (từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 8 năm 2024)

(Quyết định gia hạn số 176/QĐ-BKHCN ngày 26/02/2024 của Bộ KHCN)

- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

- Chủ nhiệm dự án: ThS. Nguyễn Ngọc Kiên

- Các thành viên chính thực hiện dự án

STT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

ThS. Nguyễn Ngọc Kiên

Chủ nhiệm dự án

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

2

ThS. Bùi Đại Phong

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

3

KS. Nguyễn Đạt Trung

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

4

ThS. Nguyễn Thị Thúy

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

5

BSTY. Nguyễn Thị Mai

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

6

BSTY. Vũ Việt Tiến

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

7

ThS. Nguyễn Thị Phương Linh

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

8

BSTY. Lê Văn Chiến

Thành viên chính

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

9

TS. Phan Lê Sơn

Thành viên chính

Viện Chăn nuôi

- Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

Tháng        /2024 tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

2. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Chi tiết được đăng tải tại tệp đính kèm.

Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia mã số: DAĐL.CN-05/20.

2.1. Danh mục các sản phẩm đã hoàn thành

STT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

I

Quy trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quy trình công nghệ tạo phôi bò BBB in-vivo

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2

Quy trình công nghệ tạo phôi bò BBB in-vitro

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3

Quy trình nuôi bò sinh sản tạo BBB thuần và bê lai F1 (BBB x Senepol)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

4

Quy trình nuôi bò lai F1 (BBB x Senepol)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

II

Sản phẩm sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phôi bò BBB được sản xuất từ công nghệ in-vivo

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2

Phôi bò BBB được sản xuất từ công nghệ in-vitro

 

X

 

X

 

 

 

X

 

3

Bê BBB thuần (đực và cái) được tạo ra từ công nghệ cấy phôi

 

X

 

X

 

 

 

X

 

4

Bê lai F1 (BBB x Senepol) tại Hà Nội và Phú Thọ

 

X

 

X

 

 

 

X

 

III

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Mô hình nuôi bò BBB thuần (50 con)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2

Mô hình nuôi bò lai F1 (BBB x Senepol) tại Hà Nội (30 con)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3

Mô hình nuôi bò lai F1 (BBB x Senepol) tại Phú Thọ (30 con)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

4

Hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết đánh giá kết quả dự án

 

X

 

 

X

 

 

X

 

5

Báo cáo tổng kết toàn diện kết quả thực hiện dự án

 

X

 

 

X

 

 

X

 

 

2.1.4. Sản phẩm sản xuất thử nghiệm

TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1

Phôi bò BBB được sản xuất từ công nghệ in-vivo

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2

Phôi bò BBB được sản xuất từ công nghệ in-vitro

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3

Bê BBB thuần (đực và cái) được tạo ra từ công nghệ cấy phôi

 

X

 

 

X

 

 

X

 

4

Bê lai F1 (BBB x Senepol) tại Hà Nội và Phú Thọ

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao:

TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

Quy trình công nghệ tạo phôi bò BBB in-vivo

Từ năm 2025

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

 

2

Quy trình công nghệ tạo phôi bò BBB in-vitro

Từ năm 2025

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

 

3

Quy trình nuôi bò sinh sản tạo bê BBB thuần và bê lai F1 (BBB x Senepol)

Từ năm 2025

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội

 

4

Quy trình nuôi bò lai F1 (BBB x Senepol)

Từ năm 2025

Các trang trại và các hộ chăn nuôi bò lai F1 (BBB x Senepol)

 

2.3. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt Laisind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn Hà Nội, từ năm 2012. Đến thời điểm hiện tại dự án đã tạo ra trên 370.000 bê lai F1 BBB, giá trị sản phẩm do đàn bò F1 BBB ước đạt 7.400 tỉ đồng, giá trị gia tăng so với giống bò thịt khác cùng thời điểm là 2.900 tỉ VND. Như vậy, việc tạo ra đàn bò lai F1 BBB chắc chắn sẽ nâng cao giá trị chăn nuôi cho các đơn vị chăn nuôi cũng như nông hộ.

  Năm 2017, những con đực giống thuần BBB đầu tiên được Công ty Giống gia súc Hà Nội nhập về Việt Nam với mục tiêu sản xuất ngay tại Việt Nam tinh trùng đông lạnh của giống bò này phục vụ công tác lai tạo. Trong thời gian tới, số bò đực nói trên sẽ già và phải loại thải. Khi đó, cần phải mua lại các đực giống từ nước ngoài với giá thành rất đắt.

      Với vai trò nhân giống thuần, công nghệ phôi có thể đóng góp rất hiệu quả, giải quyết vấn đề nêu trên, tiết kiệm ngoại tệ (giá một liều tinh bò BBB nhập ngoại rất cao, trong khi đó, giá một liều tinh bò BBB hiện tại Công ty chúng tôi đang cung ứng chỉ bằng 30% so với giá thành tinh nhập khẩu) và điều quan trọng là người Việt Nam chủ động tạo ra con giống BBB thuần (cả đực và cái) ngay tại Việt Nam. Điều này góp phần năng cao sản lượng thịt bò tạo ra trong nước, giảm ngoại tệ mua bò giống, bò thương phẩm từ các nước xung quanh. Việc tạo ra nguồn phôi dồi dào cũng là một nhu cầu thực tế nhằm phục vụ cho ngành chăn nuôi phát triển

      Công nghệ phôi bò in-vivoin-vitro tuy đã được nghiên cứu nhiều năm tại nước ta trong khuôn khổ các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, Viện, Trường... tuy nhiên vẫn còn những tồn tại chưa giải quyết được và đối tượng nghiên cứu chủ yếu trên bò sữa, số bê sinh ra còn hạn chế.

Các công nghệ sẽ hoàn thiện và áp dụng trong khuôn khổ dự án đảm bảo tính mới, ưu việt, tiên tiến của công nghệ: hiệu quả tạo phôi in-vivo được nâng cao hơn 10-15%; hiệu quả tạo phôi in vitro nâng cao hơn 5-12%. Đây là những con số đáng khích lệ khi triển khai công nghệ trên đối tượng bò thịt tại nước ta, đồng thời đây cũng là những chỉ số kỹ thuật ngang bằng với khu vực.

Các quy trình nuôi bò sinh sản trước đây áp dụng đối với việc thụ tinh nhân tạo, đực giống là các giống bò chuyên dụng, có khối lượng tương đương, Bò BBB là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, khối lượng sơ sinh lớn, để lai tạo đàn BBB thuần bằng phương pháp cấy phôi đòi hỏi đàn bò mẹ phải được chăm sóc nuôi dưỡng với một chế độ đặc biệt, do vậy việc xây dựng quy trình nuôi bò sinh sản tạo bê BBB thuần là hết sức cần thiết.

Quy trình tạo bê lai F1 (BBB x Senepol) được lai tạo từ tinh bò đực giống BBB và bò cái nền Senepol vừa kết hợp được đặc điểm tốt của con mẹ là thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, khả năng chống chịu bệnh tật tốt và  phát huy được ưu điểm của  của đực giống BBB là cơ bắp phát triển siêu trội, tỷ lệ thịt xẻ cao, tăng trọng nhanh…Quy trình nuôi bò sinh sản tạo bê lai trong khuôn khổ dự án được hoàn thiện có sự bổ sung định mức dinh dưỡng cao hơn, chất lượng hơn, đàn bò được chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn để đảm bảo đàn bê lai sinh ra khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt.

Kết quả triển khai công nghệ tại CTCP giống gia súc Hà Nội cũng như tại các đơn vị hợp tác là rất khả quan. Các con giống tạo ra sẽ là nguồn gen quý giúp Công ty đẩy mạnh việc phát triển đàn bò thịt một cách chủ động, điều này là phù hợp về mặt công nghệ đối với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường rất lớn về sản phẩm con giống cũng như thịt bò cung cấp trong nước như phần đầu chúng tôi đã đề cập.

2.4. Về hiệu quả của nhiệm vụ

2.4.1. Hiệu quả kinh tế

Trong sản xuất giống bê lai BBB x Senepol: Bê 2-3 tháng tuổi bán giống cho tổng thu nhập cao hơn bê Lai Zebu từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/con

Nuôi thịt đến 24 tháng tuổi khối lượng đạt 520-700 kg/con, bán thương phẩm cho tổng thu đạt trên 50 triệu đồng/con, trừ chi phí nuôi 01 bò thịt lai BBB cho lãi tương đương 4-500.000 đồng/tháng.

           Việc sản xuất phôi bò đông lạnh có chất lượng tương đương với phôi bò nhập ngoại sẽ tạo ra một bước đột phá trong việc nhân nhanh đàn bò thịt cao sản, không những ở Hà Nội mà cả ở những tình thành khác của cả nước. Khi chủ động sản xuất được nguồn phôi bò, chúng ta còn tiết kiệm được cả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu phôi của giống bò này. Cụ thể dự kiến giá thành phôi bò sản xuất trong nước khoảng 10-11 triệu đồng/phôi, so với giá thành phôi bò BBB đang nhập khẩu 20-25 triệu đồng/phôi, từ đó giá thành sẽ giảm được khoảng 2 lần so với phôi bò đang nhập khẩu.

Trong khuôn khổ dự án việc nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất phôi có chất lượng cao (tiềm năng sản xuất cao từ những con đực và cái cao sản, phôi có giới tính phù hợp định hướng chăn nuôi…), có giá thành thấp hơn phôi ngoại nhập có ý nghĩa quan trọng với ngành chăn nuôi do đó có thể sản xuất đại trà để phục vụ cho việc cấy truyền phôi.

   Mặt khác, nó chứng tỏ trình độ khoa học kỹ thuật của cán bộ chúng ta ngang tầm khu vực và quốc tế, chứng tỏ khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất phôi bò ngay tại vùng đồng bằng Sông Hồng.

2.4.2. Hiệu quả xã hội

Sản phẩm của dự án là phôi bò, bê thuần BBB, bê lai Senepol và các quy trình công nghệ sản xuất phôi, chăm sóc, nuôi dưỡng..., đây là những sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với việc nhân giống bò thuần và bò lai hướng thịt tại nước ta.

Việc chủ động sản xuất giống bò nói trên góp phần tích cực trong việc cung cấp ra thị trường các sản phẩm thịt có chất lượng, hạn chế nhập khẩu bò thịt, sản phẩm thịt từ nước ngoài, qua đó góp phần tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân.

Phát triển bò thịt lai BBB góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi theo hướng đạt hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ chăn nuôi. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình. Bởi bò dễ nuôi, ít bị bệnh, tận dụng cỏ có sẳn trong thiên nhiên, không có tính rủi ro, công lao động chỉ cần một người chăn nuôi sẽ có khả năng đảm đương mọi công việc chăm sóc bò.

2.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1) Về tiến độ thực hiện:

- Nộp hồ sơ đúng hạn

X

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

 

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

 

2) Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

            - Xuất sắc                      

            - Đạt                               X

            - Không đạt                   

Tệp đính kèm:

- Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

 

Nguồn: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 486

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)