Thứ tư, 08/11/2017 10:14 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp quốc gia, mã ĐTĐL-XH.15/15

  1. Thông tin chung về Đề tài:

1.1. Tên đề tài: " Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ", mã số ĐTĐL-XH.15/15;

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định rõ vai trò của chính sách kiều hối, cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách kiều hối - nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, thực trạng chính sách kiều hối, xây dựng chính sách kiều hối hiệu quả ở Việt Nam (tập trung vào 3 khâu thu hút, quản lý, sử dụng ở Việt Nam).

1.3. Kinh phí thực hiện: 2400 triệu đồng;

1.4. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2017;

1.5. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh.

1.6. Tổ chức chủ trì đề tài: Học viện Ngân hàng.

1.7. Các thành viên tham gia thực hiện đề tài:

 - PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Học viện Ngân hàng

- ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- ThS. Bùi Quốc Dũng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- GS.TS. Trần Thọ Đạt, Đại học Kinh tế Quốc dân

- PGS. TS. Đỗ Thị Kim Hảo, Học viện Ngân hàng

- PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Nguyên Giám đốc Học viện Ngân hàng

- PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Lao động – Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội.

- PGS. TS. Lê Văn Luyện, Học viện Ngân hàng

- PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Học viện Ngân hàng

- PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Bộ Ngoại giao

- PGS.TS. Nguyễn Đức Trung, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện Đề tài của Chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì đề tài:

2.1. Sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết, gồm:

  • 01 báo cáo tổng hợp gần 400 trang A4;
  • 01 báo cáo tóm tắt của báo cáo tổng hợp;
  • 01 báo cáo kiến nghị;
  • 01 bản thảo của một chuyên khảo (sách);
  • 01 Báo cáo kết quả điều tra trong nước
  • 01 Báo cáo kết quả điều tra khảo sát nước ngoài
  • 01 Báo cáo khoa học: Hoàn thiện mô hình chính sách nhằm thu hút, quản lý, và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối cho Việt Nam
  • 08 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan;
  • 02 bài kỷ yếu đăng trên hội thảo khoa học quốc tế;
  • Kết quả góp phần đào tạo sau đại học (01 NCS đã bảo vệ và cấp bằng, 01 nghiên cứu sinh đang thực hiện chuyên đề nghiên cứu, 01 thạc sĩ đã bảo vệ và cấp bằng)

2.2. Sản phẩm khoa học đã chuyển giao cho:

Bộ Kế hoạch và đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Ngoại giao (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài),  Bộ Tài Chính, Bộ Lao động thương binh xã hội (Cục quản lý lao động ngoài nước), Đài Truyền hình Việt Nam, Ngân hàng nhà nước, Vietcombank, Đại học Ngoại Thương,  Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, gồm: Báo cáo tổng hợp, bộ kết quả khảo sát mục đích sử dụng kiều hối, Báo cáo chuyên đề và kỷ yếu hội thảo, Các mô hình đánh giá về hoạt động kiều hối, Sách chuyên khảo… làm tư liệu nghiên cứu và đào tạo.

2.3. Về những đóng góp mới về khoa học của đề tài:

    a.  Hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về dòng kiều hối.

 b.  Làm rõ cơ sở lý thuyết về chính sách kiều hối và vai trò của chính sách kiều hối trong việc thu hút tối ưu, quản lý và sử dụng nguồn kiều hối cho phát triển kinh tế, xã hội.

        c.  Tổng hợp một cách có hệ thống các mô hình, chính sách về thu hút và quản lý, sử dụng kiều hối hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích để xây dựng một mô hình chính sách kiều hối tối ưu cho Việt Nam;

        d. Đánh giá chính xác chính sách thu hút, quản lý và sử dụng kiều hối tại Việt Nam; Đánh giá thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng kiều hối cũng như tác động của dòng kiều hối đến nền kinh tế trên các góc độ: (i) vi mô – tác động tới hộ gia đình, các DNVVN, (ii) vĩ mô – tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế.

        e. Xây dựng được một mô hình chính sách kiều hối phù hợp cho Việt Nam, gồm chính sách thu hút và quản lý sử dụng kiều hối nhằm tăng khả năng tiếp nhận kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội.

      f.  Đưa ra hệ thống các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện cũng như tăng khả năng tiếp nhận kiều hối trong xu thế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tự do hóa tài chính, tự do hóa thị trường lao động…

g. Đề xuất các kiến nghị và chính sách quản lý dòng kiều hối để hướng dòng tiền này vào phát triển sản xuất kinh doanh và hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của kiều hối đối với nền kinh tế.

 h. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chính sách quản lý sử dụng nguồn kiều hối hiệu quả nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt nam gồm: chính sách quản lý ngoại hối, chính sách sử dụng kiều hối phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống dịch vụ và thanh toán của NHTM

2.4. Về hiệu quả của đề tài:

-  Hiệu quả kinh tế: Kết quả và các sản phẩm khoa học của đề tài nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc lựa chọn, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của mô hình chính sách kiều hối nói riêng và quản lý ngoại hối nói chung tại Việt Nam cho Việt Nam.

- Hiệu quả xã hội: Cung cấp tài liệu cho các nghiên cứu chuyên sâu khác về lĩnh vực kiều hối; Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho giảng viên và nghiên cứu viên tham gia nghiên cứu và thông qua các cuộc hội thảo được tổ chức trong quá trình triển khai đề tài; Tạo cơ hội tham gia khảo sát thực tế tình hình thu hút kiều hối, quản lý kiều hối Việt Nam; Bổ sung thêm một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

2.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Về tiến độ thực hiện: Hoàn thành đúng hạn;

- Về kết quả thực hiện đề tài: Xếp loại Xuất Sắc.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu: thời gian một (01) buổi, trong tháng 11 năm 2017, địa điểm tại Bộ Khoa học và công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn./.

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 3623

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)