Thứ ba, 29/06/2021 16:38 GMT+7

Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo trượt lở tự động tại một số khu đô thị trọng điểm khu vực Tây Nguyên

Ngày 21/6/2021, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước đã đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo trượt tự động tại một số khu đô thị trọng điểm khu vực Tây Nguyên”, mã số TN18/T13, thuộc Chương trình Tây Nguyên 2016 – 2020. Đề tài do ThS. Nguyễn Việt Tiến, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ nhiệm.

Sau hơn 2 năm thực hiện, đề tài đã thiết lập được hai mô hình hệ thống quan trắc trượt lở đất cho phạm vi khu vực nghiên cứu và cho vị trí khối trượt cụ thể phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế tại địa phương dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu hệ thống quan trắc trượt lở trong và ngoài nước; kết hợp cơ sở dữ liệu thu thập, phân tích, đánh giá của đề tài trong quá trình triển khai (Hình 1).
 

Hình 1. Sơ đồ hệ thống quản lý và quan trắc cảnh báo trượt lở được áp dụng cho khu vực và vị trí khối trượt của đề tài TN18/T13

Mô hình quan trắc trượt lở đất cho khu vực nghiên cứu được trực quan hóa trên nền tảng website, là kết quả xây dựng 05 bản đồ nguy cơ trượt lở đất cho 05 khu đô thị nghiên cứu thuộc khu vực Tây Nguyên của đề tài, bao gồm TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc và TP. Gia Nghĩa ở tỷ lệ 1:25.000 và TT. Lạc Dương và TT. Di Linh ở tỷ lệ 1:10.000. Mức độ cảnh báo nguy cơ phản ảnh ở 5 cấp (rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao) theo không gian. Mô hình có khả năng cung cấp, phổ biến thông tin về nguy cơ trượt lở đất trực tuyến giúp các nhà quản lý, cộng đồng dân cư (nhất là ở các khu vực nguy cơ trượt lở cao và rất cao) nâng cao nhận thức, kịp thời có những ứng phó cần thiết để giảm thiểu thiệt hại (Hình 2).

 

(a)

(b)

Hình 2: Hệ thống quản lý và cảnh báo trượt lở của đề tài TN18.T13 được mô hình hóa trực quan trên nền tảng website có giao diện đơn giản, dễ sử dụng và hữu ích. Lấy ví dụ khu vực TP. Đà Lạt: a) Bản đồ nguy cơ trượt lở đất hiển thị trực quan trên website; b) Thông tin hiện trạng vị trí trượt lở tại khu vực TP. Đà Lạt.

Mô hình hệ thống quan trắc cảnh báo trượt lở tự động tại vị trí khối trượt sử dụng thiết bị công nghệ quan trắc tự động hiện đại, có độ chính xác cao trong quan trắc khối trượt có quy mô lớn với mặt trượt phát triển sâu, đã được áp dụng trên thế giới. Các thông số quan trắc độ dịch chuyển ngang, áp lực nước lỗ rỗng, lượng mưa được cập nhật trực tuyến trên website, liên tục 2 giờ/1 lần liên tục trong ngày. Từ đó, thiết lập mối quan hệ giữa lượng mưa  áp lực nước lỗ rỗng  độ dịch chuyển tại khối trượt quan trắc phục vụ cảnh báo hiện tượng trượt lở đất phát triển (Hình 3).

Hình 3. Mô hình hệ thống trạm quan trắc trượt tự động được hoàn thiện tại TT. Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng của đề tài TN18/T13

Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước nghiệm thu và đánh giá có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Kết quả xếp loại chung của nhiệm vụ là Đạt.

Liên kết nguồn tin:

https://vast.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nghien-cuu-co-so-khoa-hoc-xay-dung-he-thong-quan-trac-canh-bao-truot-lo-tu-%C4%91ong-tai-mot-so-khu-%C4%91o-thi-trong-%C4%91iem-khu-vuc-tay-nguyen-20022-463.html

 

Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Lượt xem: 2476

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)