Chiều ngày 18/09/2023 Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (KH&KTHN, INST) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN, VinAtom) đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý môi trường (IESEM) thuộc Đại học Công nghiệp Tp.HCM (IUH) tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Quản lý bền vững và tái sử dụng chất thải chứa tồn dư phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (NORM) từ ngành công nghiệp titan tại Việt Nam", gọi tắt là Dự án RENO-TITAN.
Ngày 21/9/2023, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Hải Phòng năm 2023 (Techfest Hải Phòng 2023) đã bế mạc sau 6 ngày tổ chức, với 10 sự kiện nổi bật thu hút hàng nghìn người tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (BigData) đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ chẩn đoán, theo dõi bệnh lý, đồng thời tránh được những sai sót ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân và tối ưu chi phí cho cơ sở y tế cũng như bệnh nhân.
Việt Nam quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở và hội nhập, khuyến khích các vườn ươm, start-up nước ngoài đến thử nghiệm công nghệ mới, nhân rộng mô hình, phát triển thị trường, gọi vốn đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ thực phẩm, công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn...
“Dự báo trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi bộ mặt tài chính ngân hàng trong 5-10 năm tới theo hướng tốt đẹp hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn, gia tăng trải nghiệm khách hàng”.
Ngày 19/9/2023 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) đã tiếp và làm việc với đoàn Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Thụy Sỹ, có ông Thomas Gass, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam, ông Aldo de Luca, Phó Đại sứ và Bà Mirjam Uhlmann Bajrami, tùy viên Đại sứ quán; Về phía NAFOSTED, có ông Phạm Đình Nguyên, Giám đốc Cơ quan điều hành (CQĐH) Quỹ cùng các cán bộ phụ trách công tác hợp tác quốc tế của Quỹ; cùng tham dự buổi làm việc còn có đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ KH&CN.
Với các hướng dẫn chi tiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính ở mức tối đa, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định) hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng.
Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược. Việt Nam hiện đang là một trong bốn nước đi đầu thúc đẩy mô hình chuyển đổi năng lượng công bằng với mục tiêu trở thành trung tâm chuyển đổi năng lượng xanh của khu vực.
Hiện nay mọi ngành nghề đang được áp dụng công nghệ số khá tốt, và “Sức khỏe kỹ thuật số” cũng đang dần phát triển và được quan tâm để giúp con người kiểm soát được rất nhiều đến sức khỏe cá nhân. Trên toàn thế giới, các mô hình chăm sóc và sức khỏe đang phải vật lộn để đáp ứng thách thức của dân số già. Các biện pháp can thiệp chăm sóc và sức khỏe kỹ thuật số được công nhận là chìa khóa cho giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại và dịch vụ kỹ thuật số. Chúng không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn cung cấp nhiều cách sáng tạo hơn để theo dõi sức khỏe và phúc lợi của chúng ta, đồng thời cung cấp quyền truy cập nhiểu hơn vào dữ liệu cá nhân để tự quản lý.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Australia từ ngày 18-19/9/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đã gặp Bộ trưởng Công nghiệp, Khoa học và Tài nguyên Australia; Giám đốc điều hành Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) và Tổng Giám đốc điều hành Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) tại Thủ đô Canberra, Australia.
Trang:
Tiếp
Cuối