Thứ sáu, 11/05/2018 14:00 GMT+7

GS. Trần Thanh Vân: Tấm gương sáng hun đúc, khơi gợi tình yêu khoa học cho các bạn trẻ

Trong khuôn khổ diễn ra Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2018 tại Quy Nhơn, Bình Định với chủ đề "Khoa học để Phát triển". Nhiều chủ đề đã được đưa ra thảo luận, chia sẻ về sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới,... Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định khoa học và công nghệ (KH&CN) chính là yếu tố quyết định phát triển. Qua đó, mỗi quốc gia cần có những chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động KH&CN gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước.

KH&CN – Yếu tố quyết định đến sự phát triển

Đánh giá về Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2018, Phó Chủ nhiệm Văn phòng kiêm Phó tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Lê Bộ Lĩnh cho biết, Chương trình mang nhiều ý nghĩa, quy tụ, tập hợp đồng đảo nhiều các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau ở nước ngoài để cùng bàn thảo một chủ đề với đích đến của khoa học là vì sự phát triển. Điều này không chỉ thể hiện ý nghĩa quy tụ các nhà khoa học mà thể hiện hướng đi đúng đắn, hòa trong “dòng chảy” của hoạt động KH&CN hiện nay. Trong khuôn khổ Chương trình, nhiều chủ đề đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ ý kiến đến từ các nhà khoa học trong và ngoài nước với các nhà chính sách, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…  với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đây, nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành đã được tổ chức nhưng mang nhiều ý nghĩa học thuật hơn nhưng hiện nay, các nội dung hội thảo đã gắn học thuật với thực tế, đặc biệt gắn với nhu cầu thực tiễn dựa trên các chính sách phù hợp cho từng quốc gia. “Sự kiện diễn ra rất có ý nghĩa trong không khí chào mừng Ngày KH&CN 18/5 tới, đây cũng là dịp quảng bá những thành tựu của KH&CN; thu hút sự quan tâm, say mê nghiên cứu của các thế hệ trẻ, kích thích sự sáng tạo, đề cao vai trò của khoa học như một hoạt động sáng tạo, bởi khoa học cơ bản, hay khoa học ứng dụng cũng đều có một mục tiêu cuối cùng là tạo ra sự phát triển” Phó Chủ nhiệm Lê Bộ Lĩnh cho hay.
 

GS Trần Thanh Vân phát biểu tại lễ khai mạc.
 

Nhận định về Chương trình, GS Trần Thanh Vân cho rằng, đây là sự kiện khoa học lớn nhất trong năm nay ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Qua các chủ đề hội thảo sẽ tạo thêm cơ hội để kết nối khoa học Việt Nam với thế giới, để các bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận, học hỏi các “cây đa cây đề” của khoa học thế giới.

Theo GS Trần Thanh Vân, khoa học là chân lý, đóng góp nhiều cho hòa bình thế giới. Sự có mặt của nhiều nhà khoa học cùng với gia đình của mình chỉ ra rằng, hội nghị cũng là điều kiện, cơ hội cho các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng chia sẻ những ý tưởng khoa học để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung cho đất nước. Ngoài Hội thảo “Khoa học để phát triển”, Chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14 - năm 2018 sẽ có nhiều hội nghị quan trọng khác, trong đó có Hội nghị khoa học: các cửa sổ nhìn ra vũ trụ diễn ra vào tháng 8 tới, sẽ có 2-3 giáo sư đạt giải Nobel đến dự.

“Các bạn hãy coi trung tâm như gia đình của mình, hãy khám phá con người, đất nước Việt Nam và hãy cùng chúng tôi chia sẻ những ý tưởng mới của khoa học. Chúng tôi muốn mang khoa học đến với công chúng một cách rộng rãi và sâu sắc hơn. Hội Gặp gỡ Việt Nam sẽ mời các nhà khoa học quốc tế đến để giao lưu, trao đổi với các nhà khoa học Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức cho các nhà khoa học gặp gỡ với sinh viên, học sinh Việt Nam, nhằm hun đúc, khơi gợi tình yêu khoa học cho các bạn trẻ”, GS Trần Thanh Vân nói.

GS – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam lại cho rẳng, Chương trình với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học thế giới là một cơ hội tốt trong bối cảnh Việt Nam đứng trước những thách thức lớn “Đây là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam chia sẻ, áp dụng vào thực tiễn đất nước những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm khoa học của thế giới được cộng hưởng thông qua cầu nối của vợ chồng GS Trần Thanh Vân” GS Hiệu cho hay.

Khoa học đi cùng phát triển kinh tế
 

 GS. Finn Kydland trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí.
 

Việc phát triển khoa học với mục tiêu phát triển kinh tế đã nhận được ý kiến từ nhiều nhà khoa học, phần lớn ý kiến đều khẳng định khoa học không có biên giới, lãnh thổ; là yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển ở mỗi quốc gia cũng như góp phần vào tăng cường đối thoại, bảo vệ hòa bình thế giới. Trong đó, đặc biệt tạo chú ý là sự gợi mở cho các vấn đề về sự tác động của khoa học đối với kinh tế, khoa học với nền tảng giáo dục đến từ hai nhà khoa học đoạt giải Nobel. Nhấn mạnh về mức độ tương tác kinh tế và khoa học mà các nước đã đạt được, chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2004 - GS Finn Kydland cho rằng, nền kinh tế mỗi quốc gia phụ thuộc vào thể chế của nước đó, bao gồm nhiều vấn đề như chính sách, vốn... nhưng KH&CN tác động rất lớn đến sự phát triển. Nền kinh tế mỗi quốc gia phụ thuộc vào thể chế của nước đó, bao gồm nhiều vấn đề như chính sách, vốn.. nhưng trong đó có yếu tố về KH&CN tác động rất lớn đến sự phát triển.

 “Khi một quốc gia không có các thể chế, yêu cầu để có thể cam kết các chính sách tốt cho KH&CN thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội” - GS Finn Kydland nhấn mạnh.

Cũng theo GS Finn Erling Kydland, các quốc gia muốn phát triển thì phải đầu tư cho trẻ em, thậm chí đầu tư ngay từ trong bụng mẹ. Trẻ em được đầu tư tốt thì sau này sẽ phát triển tốt hơn, qua đó thúc đẩy nền khoa học, kinh tế của đất nước phát triển tốt hơn.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Lượt xem: 2646

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)