Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018 được tổ chức với 01 phiên Diễn đàn cấp cao và 05 phiên hội thảo chuyên đề, trong đó, phiên Hội thảo Chuyên đề 1 “Những xu hướng lớn của cuộc CMCN 4.0 - Nhận diện tác động và khuyến nghị đối với Việt Nam” với sự chủ trì của ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; GS.TS. Nguyễn Quang Liêm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-lia; ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ. Hội thảo có sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các viện nghiên cứu, trường đại học; các đại sứ quán, các tổ chức nước ngoài; các Tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang bùng nổ và đã tác động đến nhiều quốc gia, Chính phủ các nước hết sức quan tâm và chủ động ban hành các chiến lược phát triển 4.0 cho riêng mình như: Đức (Industrie 4.0), Mỹ (Liên minh Internet công nghiệp), Hàn Quốc (iKorea 4.0), Trung Quốc (Made in China 2025)... Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 cũng đang mang lại cơ hội cho: Nền công nghiệp số hóa giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những đổi mới mạnh mẽ: Xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền công nghiệp số hóa, chuẩn bị toàn diện cho quá trình chuyển đổi số, bắt đầu từ quản trị công quốc gia đến các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, xã hội số; phát triển cơ sở hạ tầng thông tin; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh…
Hội thảo sẽ bao gồm 02 phần với 02 phiên thảo luận chuyên đề sau từng phần: Phần thứ nhất liên quan đến các xu hướng lớn của chuyển đổi số, các cơ hội và thách thức của nền kinh tế số đối với Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất các hướng công nghệ Việt Nam ưu tiên phát triển trong thời gian tới cùng với những chính sách cần xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng công nghệ này được triển khai hiệu quả. Phần thứ hai là những nội dung liên quan đến phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Các đại biểu tham dự sẽ tập trung thảo luận về các xu thế, đề xuất định hướng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng mô hình kinh doanh mới trong kinh tế số với phần trình bày từ các diễn giả trong nước và quốc tế như: Bà Sarah Pearson, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-lia về tầm quan trọng của hợp tác giữa các quốc gia để nắm bắt cơ hội về kinh tế và phát triển trong nền kinh tế số; sự phối hợp giữa Ô-xtrây-lia và Việt Nam để xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia trong tương lai; TS. Stefan Hajkowicz, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu chuyên sâu về Dự báo Data61 Insight và Tiến sỹ Lucy Cameron, Giám đốc Dự án Tương lai Kinh tế số Việt Nam, Bộ phận Nghiên cứu chuyên sâu về Dự báo Data61 Insight, Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Ô-xtrây-lia (CSIRO) về các công nghệ tương lai; GS.TS. Nguyễn Quang Liêm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với quan điểm, mục tiêu và định hướng chính sách phát triển các ngành khoa học, công nghệ giai đoạn đến năm 2030; Tiến sĩ Robert Pepper - Giám đốc Khối Kế hoạch và Chính sách kết nối toàn cầu Facebook với các chính sách phát triển chiến lược phổ biến Internet trong kỷ nguyên 4.0; Ông Sreenidhi Thubanakere - Giám đốc PwC khu vực Đông Nam Á với những chia sẻ về kinh nghiệm Quản trị chuỗi cung ứng xoay vòng, nâng cao hiệu quả sản xuất; Bà Mariam Jaafar, Thành viên Ủy ban Kinh tế tương lai Singapore, Giám đốc điều hành Boston Consulting Group với Giải pháp dữ liệu lớn và điện toán đám mây cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Việt Nam... Đại diện của các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong nước cũng sẽ thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và đặt câu hỏi với các diễn giả xoay quanh các chủ đề trên.
Thông qua Hội thảo, các đại biểu sẽ cùng nhận diện ra những thuận lợi, khó khăn và chia sẻ nhiều hơn nữa những hiểu biết, kinh nghiệm của mình, cùng nhau tìm ra những giải pháp để giúp Việt Nam xây dựng xác định, xây dựng chủ trương, chính sách và các doanh nghiệp chủ động tham gia Cuộc CMCN 4.0 một cách chắc chắn và hiệu quả!
Thông tin chi tiết, xin vui lòng tham khảo: http://www.i40summit.vn/vi/
Thông tin liên hệ:
Ms. Quỳnh Minh
Phụ trách Truyền thông sự kiện
Ban Kinh tế Trung ương
Điện thoại: 0913 220 732
Email: quynhminhbct@gmail.com
|
Ms. Nguyễn Thị Thùy Dung
Phụ trách Chương trình Hội thảo
Tập đoàn IEC
Điện thoại: 097 783 7504
Email: dung.nguyen@iecgroup.com.vn
|
Ms. Mai Hà
Phụ trách Truyền thông sự kiện
Bộ Khoa học và Công nghệ
Điện thoại: 0902069866
Email: tuyentruyen@most.gov.vn
|