Thứ hai, 17/09/2018 10:26 GMT+7

Chuỗi sự kiện khởi động giới thiệu dự án mới về tiếp cận dựa vào hệ sinh thái nhằm tái phục hồi và đồng quản lý rừng trên đụn cát và đất ngập nước ven biển ở Bắc duyên hải Trung bộ

Hai cuộc hội thảo khởi động giới thiệu dự án mới về tiếp cận dựa vào hệ sinh thái nhằm tái phục hồi và đồng quản lý rừng trên đụn cát và đất ngập nước ven biển ở Bắc duyên hải Trung bộ của Việt Nam đã được thực hiện tại Huế (ngày 29/8/2018) và Hà Nội (ngày 06/9/2018).

Viện Tài nguyên và Môi trường –IREN (Đại học Huế) và Công ty UNIQUE forestry and land use GmbH (Cộng hòa Liên bang Đức) đã phối hợp thúc đẩy thực hiện thành công 02 trong 04 cuộc hội thảo khởi động giới thiệu dự án mới được tài trợ bởi Tổ chức Sáng kiến khí hậu Quốc tế - IKI (Bộ Môi trường liên bang, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân, CHLB Đức), tại Việt Nam. Hội thảo được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 29/8/2018 và tại Hà Nội ngày 06/9/2018. Dự án “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Bắc duyên hải Trung bộ Việt Nam: Tái phục hồi và đồng quản lý đụn cát và rừng ngập mặn bị suy thoái” đã được thiết lập thời hạn thực hiện từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 3 năm 2022. Dự án sẽ nâng cao khả năng phục hồi và năng lực thích ứng của cộng đồng cư dân địa phương thực hiện tại ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm giảm thiểu tác động của bão nhiệt đới hàng năm.

Đến nay, hầu hết các hoạt động bảo vệ bờ biển ở Việt Nam thường được tập trung nhiều vào châu thổ sông Mekong và sông Hồng, khoảng trống ít được tập trung nghiên cứu và bảo vệ là vùng dễ bị tổn thương Trung bộ bao gồm duyên hải Bắc Trung bộ, nơi hàng năm hứng chịu nhiều trận bão nhiệt đới có khuynh hướng gia tăng về số lượng lẫn cường độ. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ ven biển trên các đụn cát sức tàn phá của các cơn bão hàng năm có thể đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của cộng đồng cư dân nghèo địa phương vốn có nguồn thu phụ thuộc hoàn toàn vào nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và canh tác nông nghiệp. Dự án được thực hiện với mục tiêu trình diễn kỹ thuật khả thi đặc biệt chú trọng giải pháp tiếp cận hệ sinh thái (EbA) sử dụng các loài cây bản địa, cây đặc hữu để tái phục hồi chức năng phòng hộ của rừng trên đụn cát và vùng đất ngập nước đầm phá và cửa sông nơi đang sở hữu gần 230.000 ha đất cát nội đồng và đụn cát ven biển của Việt Nam.

 

 

Hình 1: Đụn cát bị suy thoái mặc dù đã được phục hồi bằng Phi Lao tại tỉnh Thừa Thiên Huế (© UNIQUE forestry and land use GmbH)

 

Kiến thức khoa học về tính đặc hữu và ổ sinh thái đặc trưng của vùng duyên hải trung bộ Việt nam đã được thu thập, nghiên cứu bởi các nhà khoa học của Đại học Huế trong nhiều năm gần đây. Khoảng 314 loài cây bản địa đã được định danh và xác định phạm vi phân bố, nhưng  “khái niệm minh chứng” để tái phục hồi và mở rộng phạm vi phân bố vẫn đang là thách thức hiện hữu và sẽ được giải quyết thông qua quá trình thực hiện dự án. Kế hoạch tiếp cận tái phục hồi sẽ được đề xuất sẽ có hiệu quả về chi phí, đồng thời nhiều loài cây được thẩm định nguy cấp trong danh mục loài của IUCN sẽ được sử dụng. Dự án sẽ tiến hành trồng thử nghiệm 450 ha trên đất cát ven biển và 50 ha trên đất ngập nước tạo rừng ngập mặn tại ven bờ đầm phá và cửa sông với sự tham gia của các bên liên quan ở các cộng đồng địa phương thích hợp.

 

Hình 2: Thảm rừng tự nhiên duyên hải hiếm hoi còn sót lại ở tỉnh Quảng Trị (© Le Thai Hung, Đại học Huế)

 

Việc thực thi dự án trên các vùng chọn lựa thí điểm với cách tiếp cận đồng quản lý sẽ đóng vai trò tạo tác động và ảnh hưởng để mở rộng phạm vi trên tất cả các địa phương có đặc điểm lập địa tương tự. Vì vậy dự án sẽ góp phần giảm thiểu tính dễ bị tổn thương đồng thời nâng cao năng lực sinh kế thích ứng cũng như cải thiện đáng kể khả năng chia sẻ lợi ích từ đa dạng sinh học. Hoạt động và các kết quả thực hiện của dự án cũng mang lại lợi ích, giá trị tham khảo và kiến thức quản lý và phục hồi rừng ven biển cấp tỉnh, cả nước và các bên liên quan thực hiện tiếp cận dựa vào hệ sinh thái.

 

Hình 3: Đụn cát ven biển ở Thừa Thiên Huế góp phần quan trọng trong kiến tạo nguồn nước sinh hoạt cho cư dân địa phương và canh tác nông nghiệp (© TS. Ho Dac Thai Hoang, IREN)

 

Các cuộc hội thảo khởi động đã xác nhận tính cần thiết của EbA (tiếp cận dựa vào hệ sinh thái) trong khu vực và tính sáng tạo của dự án. Tham gia Hội thảo khởi động, ngoài các đối tác thực hiện chính của dự án, còn có sự tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế và trong nước, cơ quan quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu và cũng tiến hành các hoạt động liên quan đến vấn đề tài nguyên môi trường, sinh kế của cộng đồng dân cư vùng dễ bị tổn thương ở Việt Nam như Tổ chức JICA, IUCN, GIZ, KfW, SNV, PanNature, VietNature, Sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hội nhập KH&CN quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của địa phương nơi thực hiện dự án. Đặc biệt, tại Hội thảo khởi động ở Hà Nội có sự tham gia trình bày của bà Diji Chandrasekharan Behr – Giám đốc dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và cải thiện khả năng phục hồi bờ biển” do WB tài trợ và thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật với khoản vay 150 triệu USD từ Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association–IDA) và đối ứng 30 triệu USD từ chính phủ. Dự án hợp tác tài chính này cũng tìm cách hoàn thành các mục tiêu tương tự và 3 trong số 8 tỉnh thực hiện dự án trùng với địa bàn nghiên cứu trong khuôn khổ dự án do IKI tài trợ này, đây chính là cơ hội đáng kể cho sự hợp tác chặt chẽ và thực hiện thành công tiếp cận EbA trong sự phối hợp khai thác sức mạnh tổng hợp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.

Ở cả hai sự kiện, các thảo luận sôi nổi xoay quanh thách thức về kỹ thuật, cụ thể là sản xuất cây giống bản địa trồng rừng, nhu cầu và sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương trong tiến trình thực hiện thành công và bền vững của dự án đồng thời cũng đề cập đến những khó khăn khi thực hiện các mô hình kinh doanh gắn liền với các tiểu hệ sinh thái. Các thảo luận cũng đã nhấn mạnh về tính giám sát đóng vai trò quan trọng về thành công của dự án để tránh được tình trạng “boutique trap – bẫy minh họa” – nghĩa là dự án hoàn hảo trên mô hình thử nghiệm nhưng không thể lặp lại và mở rộng cho các vùng lân cận có điều kiện lập địa tương tự. Dự án sẽ phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), GIZ, IUCN, SNV và các viện nghiên cứu, tổ chức tài chính tính dụng nhằm tìm cơ hội mở rộng dự án cũng như khai thác sức mạnh tổng hợp. UNIQUE và IREN sẽ cùng phát triển và thực hiện nhiều biện pháp phổ biến khác nhau để thúc đẩy và quảng bá kết quả và kỹ thuật thực hiện trong dự án trên nhiều phương diện như hội thảo, hội nghị và ấn phẩm xuất bản.

 

Một số hình ảnh Hội thảo khởi động Dự án ngày 06/9/2018 tại Hà Nội:

 

Ông Jörg Rüger, Đại diện Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, phát biểu khai mạc Hội Thảo

 

TS. Till Pittorius, Đại diện UNIQUE tại châu Á (CHLB Đức), giới thiệu về dự án

 

TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, Viện trưởng Viện tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế, trình bày về ý tưởng và xuất phát điểm của dự án CFR

 

Bà Diji Chandrasekharan Behr, Giám đốc Chương trình phục hồi rừng ven biển và nâng cao năng lực cho Việt Nam (Ngân hàng Thế giới), chia sẻ về hoạt động của Chương trình

 

Bà Bùi Thị Huy Hợp, Phó giám đốc Trung tâm NC & PT hội nhập KH & CN quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ), phát biểu ý kiến trong phần thảo luận

 

Ông Nguyễn Việt Dũng, đại diện PanNature, phát biểu trong phần thảo luận

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế

Lượt xem: 3721

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)