Thứ tư, 27/02/2019 16:13 GMT+7
Vật liệu nanocomposite biến đổi và tích trữ năng lượng trên cơ sở vật liệu polyme dẫn
Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội do TS. Dương Ngọc Huyền dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Vật liệu nanocomposite biến đổi và tích trữ năng lượng trên cơ sở vật liệu polyme dẫn” trong thời gian từ tháng 2/2013 đến tháng 12/2016.
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu các tính chất đặc trưng của vật liệu nanocompsite trên nền vật liệu polyme dẫn điện (PPy, PANi) với vật liệu cấu trúc nano (ống na-nô các-bon, ô-xit TiO2, ZnO, SnO2 hoặc SiO2, hoặc các chấm lượng tử). Sau đó tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa các điều kiện chế tạo với tính chất của các hệ vật liệu nanocomposite này.
Thông qua tài trợ của quỹ NAFOSTED, nhóm nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu nhất định trong nghiên cứu cơ bản, trong đó phải kể đến 03 công trình công bố quốc tế thuộc hệ thống ISI (0… bài Q1 và 03 bài Q2). Ngoài ra đề tài còn công bố 03 bài báo trên tạp chí khoa học Quốc gia, 06 bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội nghị chuyên ngành.
Một số kết quả nổi bật của đề tài:
- Khảo sát các điều kiện công nghệ tổng hợp vật liệu nanocomposite trên nền Ppy và PANi pha tạp ống nano các-bon hoặc các ô-xit TiO2, ZnO.
- Nghiên cứu hình thái học và vi cấu trúc của vật liệu nano composite trên Ppy và PANi pha tạp ống nano carbon và các oxit TiO2 và ZnO.
- Nghiên cứu các tính chất vật lý và điện hóa băng phổ hấp thụ, quang phổ huỳnh quang, UV-Vis, phổ tán xạ Raman, phổ trở kháng phức CIS, đặc trưng dòng-thế I-V và nhiễu xạ tia X (XRD)của vật liệu Ppy và PANi pha tạp ống nano carbon và các oxit TiO2 và ZnO.
- Nghiên cứu phương pháp tổng hợp vật liệu để tìm ra điều kiện tạo ra được cấu trúc anatase và rutile TiO2. Nghiên cứu ảnh hưởng của pha tạp anatase và rutile lên tính chất vật lý và điện hóa của vật liệu nền polyme dãn.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 13623) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.