Thứ sáu, 31/05/2019 08:32 GMT+7

Hội thảo khoa học Nghiên cứu ứng dụng Siêu âm trong môi trường Biển

Sáng ngày 27/5/2019, tại Trung tâm Đánh giá không phá hủy (NDE) đã diễn ra Hội thảo với chủ đề: “Nghiên cứu ứng dụng Siêu âm để định vị các vật thể chuyển động trong môi trường Biển”, do GS.TSKH. Trần Hữu Phát - Nguyên Viện Trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trình bày. Tham dự Hội thảo có các cán bộ nghiên cứu khoa học, các cán bộ làm công tác ứng dụng triển khai và Lãnh đạo của Trung tâm.


GS.TSKH. Trần Hữu Phát cùng tập thể Trung tâm NDE

Thông qua đợt học tập Nghị quyết Trung ương VIII, khóa XII về Phát triển Kinh tế biển với mong muốn phát triển thêm một hướng mới cho Trung tâm NDE để qua đó thúc đẩy ứng dụng của ngành Năng lượng nguyên tử đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của xã hội, Giáo sư Trần Hữu Phát đã có những suy nghĩ, trăn trở và mong muốn Trung tâm NDE là đơn vị có kinh nghiệm, quen thuộc với lĩnh vực NDT, do vậy Trung tâm NDE nên là đơn vị đi đầu phát triển ứng dụng kiểm tra NDT trong lĩnh vực Biển.

Việt Nam là một đất nước có diện tích biển bằng khoảng hai lần diện tích đất liền, do vậy tổng diện tích là gần 1 triệu km2. Các đơn vị, các Bộ đã tập trung nguồn lực vào phục vụ và phát triển các hoạt động trong lĩnh Biển do vậy vấn đề về biển là rất cấp thiết.
 


        GS. Trần Hữu Phát trình bày nội dung nghiên cứu trong buổi Hội thảo

Trong buổi trình bày, Giáo sư Trần Hữu Phát đã đưa ra mục tiêu là chế tạo được thiết bị siêu âm có các tham số như: công suất, tần số,…để giúp người dân đánh bắt cá bền vững thông qua việc xác định vị trí đàn cá, đánh cá có chọn lọc trong biển Đông (phần diện tích của Việt Nam). Trong phần trình bày, Giáo sư đề cao việc phải làm bài bản, tập trung vào nghiên cứu lý thuyết để đưa ra được:

Bài toán lý thuyết (công suất siêu âm, hiệu ứng phi tuyến)

- Tìm ra lời giải bằng mô phỏng và thông qua thực nghiệm ở quy mô nhỏ (rất quan trọng). Đây là khoa học ứng dụng do đó nên sử dụng tối đa các chuyên gia có hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm trong nước và có thể mời chuyên gia nước ngoài.

- Danh mục tài liệu/cẩm nang về siêu âm dưới nước và hiểu rõ hơn về những ứng dụng khác nhau trong siêu âm, các vấn đề cơ bản.
 


Nhiều tàu cá của ngư dân bội thu nhờ được hỗ trợ thiết bị đánh bắt công nghệ cao  (Ảnh tham khảo)

Để đạt được các mục tiêu này, trong bài trình bày Giáo sư đã đề xuất các phần việc/nội dung nghiên cứu cần tập trung như:

- Tổng quan những vấn đề chủ yếu của công nghệ siêu âm.

- Tham quan học tập (study tours) một số  đơn vị nghiên cứu, ứng dụng công nghệ siêu âm trong nước và nước ngoài.

- Xác lập các bài toán cần nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiêm của đề tài (the theoretical and experimental research problems of project).

- Triển khai thực hiện các đề tài lý thuyết nêu trên.

- Dựa trên kết quả trên, triển khai thực hiện các thí nghiệm ở qui mô phòng thí nghiệm và trên thực địa các bài toán thực nghiệm nêu trên.

- Chế tạo hệ thống thiết bị và xây dựng qui trình vận hành thiết bị đáp ứng mục tiêu của đề tài.

- Hoàn tất tất cả các khâu cần thiết để nghiệm thu đề tài trong phòng thí nghiệm và trên hiện trường đánh bắt hải sản của ngư dân.

Tham dự buổi trình bày, đại diện của Trung tâm NDE, Giám đốc Vũ Tiến Hà đã trân trọng gửi lời cảm ơn về sự quan tâm của Giáo sư đối với Trung tâm NDE, về những mong muốn đối với tương lai và sự phát triển của Trung tâm.

Buổi Hội thảo đã diễn ra rất ý nghĩa với sự tham gia của hầu hết các cán bộ đặc biệt là các cán bộ trẻ đến từ các phòng ban, bộ phận của Trung tâm. Đây cũng là cơ hội rất quý để các bạn trẻ được lắng nghe những kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ Giáo sư. Đặc biệt, bài trình bày của Giáo sư Trần Hữu Phát đã góp phần quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc định hướng giai đoạn phát triển tiếp theo của Trung tâm Đánh giá không phá hủy./.

 

Nguồn: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Lượt xem: 2671

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)