Thứ năm, 07/01/2021 15:00 GMT+7

Họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: “Xây dựng hệ tạo hiệu ứng EIT trong môi trường khí nguyên tử Rb, ứng dụng cho đào tạo và nghiên cứu về lưỡng ổn định quang nguyên tử đa kênh”, mã số ĐTĐL.CN-17/17

Ngày 06/01/2021, Bộ KH&CN đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: “Xây dựng hệ tạo hiệu ứng EIT trong môi trường khí nguyên tử Rb, ứng dụng cho đào tạo và nghiên cứu về lưỡng ổn định quang nguyên tử đa kênh”, mã số ĐTĐL.CN-17/17.


GS.
TS. Nguyễn Huy Bằng thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt các nội dung nghiên cứu và kết quả của nhiệm vụ
 

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ gồm có 07 thành viên do GS.TS. Nguyễn Đại Hưng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng; GS.TS. Lê Quốc Minh, Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Hiện nay, nghiên cứu về điều khiển tính chất quang của vật liệu trong suốt cảm ứng điện từ EIT (Electromagentically Induced Transparency) được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Các mô hình kích thích khác nhau đã được đề xuất và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Mô hình cơ bản để tạo vật liệu EIT là dựa trên sự liên kết giữa ba trạng thái siêu tinh tế của nguyên tử bởi hai trường laser (trong đó có một laser đóng vai trò điều khiển). Mặc dù vật liệu này có thể sử dụng để chế tạo hệ lưỡng ổn định quang nguyên tử có độ nhạy rất cao nhưng điểm hạn chế căn bản là chỉ một cửa sổ trong suốt nên hệ lưỡng ổn định chỉ có một kênh. Vì vậy, tìm giải pháp để tăng số cửa sổ trong suốt của vật liệu EIT đã và đang được các nhà khoa học quan tâm.

Bộ KH&CN đã phê duyệt nhiệm vụ “Xây dựng hệ tạo hiệu ứng EIT trong môi trường khí nguyên tử Rb, ứng dụng cho đào tạo và nghiên cứu về lưỡng ổn định quang nguyên tử đa kênh” do GS.TS Nguyễn Huy Bằng làm Chủ nhiệm; trường Đại học Vinh là Cơ quan chủ trì thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 11/2020 với mục tiêu chính là xây dựng được hệ thực nghiệm nghiên cứu hiệu ứng trong suốt cảm ứng điện từ (EIT) và ứng dụng cho hệ lưỡng ổn định quang học. Sử dụng đào tạo sau đại học. Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Phát triển hệ thiết bị nghiên cứu thực nghiệm các hiệu ứng EIT và lưỡng ổn định quang đa kênh trong môi trường khí nguyên tử;

- Nâng cao chất lượng, điều kiện  đào tạo sau đại học và nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học;

- Xây dựng một tập thể nghiên cứu vật lý mạnh trong lĩnh vực quang lượng tử và quang tử dựa trên ứng dụng các kỹ thuật quang phổ laser.

I. Kết quả đã đạt được của nhiệm vụ: 

1. Sản phẩm dạng I:

1.1. Hệ tạo hiệu ứng EIT đa cửa sổ trong môi trường khí nguyên tử Rb bằng laser.

1.2. Hệ laser diode buồng cộng hưởng mở rộng.

2. Sản phẩm dạng II:

2.1. Sơ đồ thiết kế hệ tạo hiệu ứng EIT đa cửa sổ.

2.2. Sơ đồ thiết kế hệ hệ lưỡng ổn định quang nguyên tử đa kênh.

3. Sản phẩm dạng III:

3.1. Bài báo quốc tế: 09 bài báo trong danh mục ISI

3.2. Bài báo trong nước: 04 bài báo.

3.3. Bài báo tại Hội thảo quốc tế: 02 bài báo.

3.4. Bài báo tại Hội thảo quốc gia: 01 bài báo.

3.5. Sách chuyên khảo: 01 cuốn.

3.6. Đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp hữu ích: 01 đơn đã gửi đăng ký sở hữu trí tuệ.

3.7. Sản phẩm đào tạo:

- 05 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án và 04 nghiên cứu sinh đang làm luận án theo hướng của đề tài.

- 08 học viên cao học đã bảo vệ luận văn theo hướng đề tài.


Sản phẩm nổi bật
Hệ thí nghiệm EIT nhỏ gọn tích hợp nhiều phép đo phổ phân giải siêu cao

 

II. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao:

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Hệ tạo hiệu ứng EIT đa cửa sổ trong môi trường khí nguyên tử Rb bằng laser.

Sau khi nghiệm thu (năm 2021)

Các Trung tâm/Viện nghiên cứu, các trường Đại học có chuyên ngành liên quan.

 

III. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Đề tài đã nghiên cứu được cả lý thuyết và thực nghiệm về hiệu ứng trong suốt cảm ứng điện từ (EIT) đa cửa sổ trong suốt. Từ đó phát triển được các nghiên cứu về ứng dụng của vật liệu mới EIT cho lĩnh vực quang tử, đặc biệt là lưỡng ổn định quang nguyên tử và chuyển mạch toàn quang;

- Đề tài đã xây dựng được hệ thí nghiệm đo phổ EIT nhỏ gọn với độ phân giải siêu cao và giá thành rẻ. Tích hợp đo được nhiều hiệu ứng quang học khác nhau như: hấp thụ, hấp thụ bão hoà, hấp thụ bão hoà chéo, EIT, tán sắc, tán sắc khi có bão hoà, tán sắc khi có EIT, chiết suất nhóm, lưỡng ổn định quang,...  Sản phẩm nghiên cứu có thể được ứng dụng thực tế giảng dạy bậc đại học và sau đại học.

IV. Về hiệu quả về kinh tế và xã hội của nhiệm vụ:

- Việc ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ sẽ góp phần phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ cao;

- Sản phẩm của nhiệm vụ sẽ góp phần giảm thiểu kinh phí dùng để mua các thiết bị tương đương (ví dụ hệ laser diode buồng cộng hưởng mở rộng dùng cho điều khiển tính chất của vật liệu EIT) nhập khẩu từ nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao tiếp cận với chuẩn mực thế giới, nâng cao uy tín khoa học của Việt Nam trên trường quốc tế;

- Ngoài ra, việc thực hiện nhiệm vụ cũng góp phần đào tạo nguồn nhân có kiến thức về khoa học và công nghệ hiện đại, có năng lực nghiên cứu cao, có phong cách làm việc khoa học, có khả năng hợp tác quốc tế và khả năng ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học tiên tiến về phổ học vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

      

Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp quốc gia

 

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao những đóng góp của Chủ nhiệm và Cơ quản chủ trì; phần báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt có cấu trúc hợp lý, phù hợp với yêu cầu của một báo cáo khoa học. Với kết quả đạt được, Hội đồng nhất trí đánh giá đề tài xếp loại "Xuất sắc", đồng thời yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến và chỉnh sửa và bổ sung các minh chứng sản phẩm cho phù hợp, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ KH&CN ra quyết định công nhận kết quả của nhiệm vụ.

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 1510

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)