Thứ năm, 25/11/2021 15:25 GMT+7

Hội thảo quốc tế về Thiết kế, Sản xuất vi mạch và Công nghệ cảm biến Lần thứ III

Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về Thiết kế và Sản xuất vi mạch (WeFab) Lần thứ I vào tháng 11/2018 và Lần thứ II vào tháng 10/2019, ngày 24 và 25/11/2021, Viện Ứng dụng Công nghệ đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Thiết kế, Sản xuất vi mạch và Công nghệ cảm biến - The Workshop on IC Design and Fabrication and the Sensing Technology (The WeFab 2021) tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo đã thu hút gần 100 đại biểu trong và ngoài nước đăng ký tham gia qua nền tảng họp trực tuyến và các đại biểu tham gia trực tiếp đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Ban Cơ yếu Chính phủ, Viện Ứng dụng Công nghệ; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội; Học viện Mật mã; Trường ĐH Giao thông Vận tải; Học viện Bưu chính Viễn thông; Học viện Kỹ thuật Quân sự; Viện Hàn lâm KH&CN Việt; Công ty Cổ phẩn BKAV; Công ty Horiba Việt Nam; Trung tâm Thiết kế IC; Fsoft; Công ty Vijases; Công ty Viễn thông Quân đội - Viettel; Công ty Advinno (Singapore); Công ty EVG (Áo); Công ty Qorvo (Việt Nam); Công ty Mecwins (Tây Ban Nha); Công ty Advanced Interface Technology (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Thanh Hoa (Đài Loan); Đại học Nam Úc, Đại học Quốc gia Singapore.



Hội thảo WeFab 2021
tại điểm cầu Viện Ứng dụng Công nghệ
 

Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Phú Hùng, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ khẳng định: “Ngành công nghiệp vi mạch được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng với doanh thu hàng trăm tỷ đô la và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2021, ngành công nghiệp này trên toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, nhóm hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện đã và đang là nhóm hàng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 100 tỷ USD/năm. Trong khi đó, ngành công nghiệp vi mạch đóng vai trò không thể thiếu trong sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử. Như vậy, có thể thấy, tiềm năng và dư địa để phát triển ngành công nghiệp vi mạch ở Việt Nam là vô cùng lớn. Hội thảo hôm nay là hội thảo lần thứ III liên quan đến lĩnh vực công nghiệp vi mạch, đây tiếp tục là cơ hội để chúng ta trao đổi, thảo luận về những kết quả và thông tin liên quan đến công tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo vi mạch đã đạt được trong thời gian qua. Với 4 chủ đề dự kiến ​​diễn ra trong hội thảo lần này, tôi tin rằng sẽ giúp chúng ta có những định hướng, liên kết trong thời gian tới để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch tại Việt Nam”.



PGS. TS. Nguyễn Phú Hùng, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ phát biểu chào mừng

 

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ truyền tải thông điệp những chính sách đúng đắn của Chính phủ, sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng các chuyên gia, nhà khoa học sẽ là những động lực để đưa ngành chế tạo vi mạch của Việt Nam phát triển, mang lại lợi ích cho người lao động và cho đất nước. Hội thảo WeFab 2021 là một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ và thảo luận về những vấn đề trong công nghiệp vi mạch với sự góp mặt của các vị khách quốc tế và chuyên gia trong nước. Chắc chắn, kinh nghiệm từ các chuyên gia đến từ những quốc gia có nền công nghiệp vi mạch phát triển như Mỹ, EU và các nước châu Á sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong đào tạo, nghiên cứu, triển khai và sản xuất vi mạch tại Việt Nam.



T
S. Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao phát biểu tại Hội thảo WeFab 2021
 

Trong chương trình, Hội thảo WeFab 2021 vinh dự được đón nhận sự chia sẻ của các diễn giả đến từ các nhóm nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực vị mạch và công nghệ cảm biến của các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước: GS.TS. Zong-Hong Lin đến từ Đại học Quốc gia Thanh Hoa (Đài Loan) chia sẻ về cảm biến tự cấp nguồn (self-power sensor) ứng dụng trong Y tế và Giám sát môi trường; Ông Lê Thanh Tùng- Công ty cổ phần BKAV trình bày về các sản phẩm trong hệ sinh thái BKAV; TS. Trần Phú Duy- Viện Công nghiệp tương lai, Đại học Nam Úc báo cáo tham luận với chủ đề “A finger prick, point-of-care nanosensor platform for pre-eclampsia testing” với các kết quả nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng và thương mại hóa trong lĩnh vực y tế; PGS.TS Nguyễn Trần Thuật- Đại học Quốc gia Hà Nội đã đem đến cho Hội thảo bức tranh tổng quan toàn cầu từ nghiên cứu, chuỗi cung ứng đến các lĩnh vực ứng dụng của cảm biến nhiệt hồng ngoại tại Việt Nam; TS. Trịnh Khắc Huề đến từ Công ty Qorvo Việt Nam đã chia sẻ về chiến lược phát triển và các sản phẩm của Qorvo Việt Nam; TS. Dương Ngọc Thanh- Đại học Quốc gia Singapore đã trình bày về các thiết bị nano tiên tiến trên cơ sở sử dụng vật liệu 2D van der Waals cấu trúc dị thể; TS. O. Ahumada- Công ty Mecwins Tây Ban Nha đã trình bày về các nghiên cứu mới nhất và sản phẩm định hướng thương mại hóa về thế hệ cảm biến sinh học mới của công ty có khả năng phân tích và xác định vết các phần tử sinh học ở hàm lượng femto gram (10‑15 gram/mL). Ngoài ra, tại Hội thảo còn có 07 nhóm tác giả đăng ký trình bày báo cáo theo hình thức Poster.



GS. TS. Zong
-Hong Lin tham gia Hội thảo từ đầu cầu Đài Loan



TS. Trần Phú Duy đến từ Viện
Công nghiệp tương lai, Đại học Nam Úc
 

Phát biểu Bế mạc Hội thảo WeFab 2021, TS. Trần Hùng Thuận, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ trân trọng cảm ơn sự tham gia, trình bày và thảo luận của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Các thông tin và chia sẻ của các diễn giả về tình hình phát triển ngành thiết kế và sản xuất vi mạch và công nghệ cảm biến của Việt Nam và trên thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Viện Ứng dụng Công nghệ, viện, trường và doanh nghiệp trong thời gian tới./.

 

Nguồn: Viện Ứng dụng Công nghệ

Lượt xem: 1397

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)