Thứ ba, 07/12/2021 16:00 GMT+7

Áp dụng giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục đích của kế hoạch là cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp điều kiện và tình hình thực tế tỉnh Lai Châu.

Về yêu cầu, các nhiệm vụ triển khai Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; thu hút sự tham gia của các ngành, địa phương, cơ quan truyền thông và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu chung mà kế hoạch hướng tới là hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đầu tư trang thiết bị, máy móc... góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về các mục tiêu cụ thể mà Kế hoạch đề ra, giai đoạn 2021-2025 sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức về năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; Hỗ trợ từ 05 đến 10 doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật; chứng nhận hệ thống quản lý; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

Hỗ trợ từ 02 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hoặc chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng và duy trì hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá của tỉnh đảm bảo kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá quốc gia; Thực hiện tính mức độ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
 

Ảnh minh họa

Giai đoạn đến năm 2030 phấn đấu hỗ trợ từ 15 đến 20 doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật; chứng nhận hệ thống quản lý; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

Hỗ trợ 05 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hoặc chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Duy trì hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá của tỉnh; Thực hiện tính mức độ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2026-2030.

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, tỉnh Lai Châu cũng đề ra các giải pháp như đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp; Tổ chức đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức về năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá;

Tổ chức các hội nghị, hội thảo để phổ biến, giới thiệu về các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ; công cụ hỗ trợ cho sản suất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp;

Xây dựng các phóng sự về hoạt động năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; in ấn phát hành các tài liệu truyền thông để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất, chất lượng; Định kỳ tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh; Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;

Đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng. Hàng năm, tổ chức từ 01 đến 02 khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất chất lượng, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, sở hữu trí tuệ và ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ cho đội ngũ công chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động;

Phổ biến và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân liên quan; Xây dựng đội ngũ chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định cho tỉnh;

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo trong khuôn khổ chương trình đào tạo hàng năm của Tổ chức Năng suất Châu Á và các khóa đào tạo khác của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia.

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản; đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố; Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

Thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở hoặc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy; sản phẩm chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia...

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 1809

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)