Thứ ba, 11/07/2023 09:21 GMT+7

Thúc đẩy năng suất cần cú huých từ đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo mang đến những thay đổi nhanh chóng cho môi trường sản xuất, kinh doanh và toàn cầu hóa. Đổi mới sáng tạo đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cùng với đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới, đối thủ cạnh tranh mới, những yêu cầu pháp lý mới và những đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng và người tiêu dùng. Vậy nên, đổi mới sáng tạo là cú hích lớn để thúc đẩy năng suất, chất lượng trong mỗi doanh nghiệp.

Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe và mục tiêu cuối cùng là phát triển vững bền thì mỗi doanh nghiệp cần đẩy mạnh năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung và nhất là năng suất lao động nói riêng. Như vậy, doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trực tiếp và tạo ra những giá trị cao cấp nhất để thâm nhập vào những thị trường khó tính.

Để thúc đẩy năng suất chất lượng thì đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, mô hình, phương pháp mới…hoặc bất kì loại hình đổi mới sáng tạo nào khác để tạo ra các giá trị tối ưu nhất cho sản phẩm của mình.
 


Đổi mới sáng tạo gúp doanh ngiệp tăng năng lực cạnh tranh, có ý thức hơn trong vấn đề nâng cao năng suất.

Đổi mới sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng. Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực tài trợ của các đối tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm lãng phí, nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp.

Do đó, đổi mới sáng tạo được coi là cách thức mới để mỗi doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược của, bảo đảm sự tồn tại thịnh vượng lâu dài trong tương lai.

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho biết, báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố cho thấy Việt Nam xếp vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh tế. Mặc dù giảm 4 bậc so với 2021 (xếp thứ 44), Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (thứ 7), Thái Lan (thứ 43).

Báo cáo của WIPO năm 2022 cũng khẳng định chỉ số ĐMST của Việt Nam cao hơn so với phát triển kinh tế của đất nước và chỉ số sáng tạo GII của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước có mức thu nhập cùng với nước ta. Như vậy có thể thấy WIPO đánh giá rất cao đối với ĐMST của Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam đang đổi mới sáng tạo nhiều hơn so với Malaysia, Indonesia, Thái Lan…, ít hơn so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines. Nhờ đổi mới sáng tạo mà năng suất lao động của Việt Nam những năm gần đây được cải thiện đáng kể góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, văn hóa hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo được thúc đẩy thực hiện để tạo ra điều kiện thích hợp mang lại cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả, thúc đẩy các sáng kiến và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Và nhất thúc đẩy năng suất chất lượng tạo ra những sản phẩm giá trị và cao cấp.

Để doanh nghiệp Việt có thể nâng cao trình độ công nghệ, nhanh chóng đưa công nghệ vào phục vụ phát triển kinh tế xã hội nâng cao năng suất theo ông Hiệp cần thực hiện ba vấn đề lớn.

Thứ nhất: Thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp;

Thứ hai: Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế, chính sách hỗ trợ tài chính;

Thứ ba: Đẩy mạnh việc giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cho nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Về vấn đề này, Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo giai đoạn tới năm 2030 tầm nhìn 2050 đã khẳng định giai đoạn tới không chỉ tập trung vào theo đuổi phát triển công nghệ mới và mở rộng đường biên công nghệ mà còn phải tập trung vào hấp thụ, lan tỏa và làm chủ công nghệ thích hợp để nhanh chóng đưa công nghệ vào phục vụ phát triển KT-XH.

 

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 1007

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)