Thứ hai, 18/09/2023 08:14 GMT+7

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số lần thứ I, tại phiên chuyên đề 3: Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số, TS. Hà Minh Hiệp - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có những chia sẻ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.

Mới đây tại thành phố Nam Định đã diễn ra Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số lần thứ I. Diễn đàn do Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì cùng Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức nhằm sớm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra và huy động các sáng kiến đóng góp cho lộ trình phát triển kinh tế số và xã hội số (KTS, XHS) tại Việt Nam.

Diễn đàn bao gồm chuỗi hoạt động: Phiên diễn đàn cấp cao, 3 hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển KTS, XHS của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các xu hướng phát triển KTS gắn với phát triển thương mại điện tử nông thôn, phổ cập chữ ký số và các công nghệ tài chính số, dữ liệu số trong tiến trình chuyển đổi số; Triển lãm quốc tế với chủ đề xuyên suốt “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, tại phiên chuyên đề 3: Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số, TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã có bài chia sẻ với chủ đề "Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số".

Theo đó, trong bối cảnh Nghị Quyết 52/TƯ-BCT 2019 về phát trển CN 4.0; Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến 2030; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (CPTPP, EVFTA, RCEP…), Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu; Dịch bệnh Covid thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ; Các thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia đến từ không gian mạng; Cơ chế chính sách: Luật An ninh mạng (đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát an toàn an ninh mạng thông qua kiểm định, chứng nhận chất lượng thiết bị, đường truyền, an ninh mạng…). Cùng với những thách thức về Hạ tầng CNTT; Hạ tầng chất lượng quốc gia; Nguồn nhân lực; Cơ chế chính sách.
 

TS. Hà Minh Hiệp - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL phát biểu tại Diễn đàn.

Theo TS. Hiệp, vai trò của TCĐLCL đối với kinh tế số, xã hội số giúp xác định các yêu cầu cụ thể, chính xác về chức năng và đảm bảo cho sản phẩm, hệ thống, quy trình hoặc công nghệ vận hành đồng bộ, không xung đột…. Nâng cao hiệu quả, tiện ích trong giao dịch thương mại, truyển tải thông tin, kết nối xã hội hiệu quả; Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cơ quan, tổ chức, người dân trong bối cảnh chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ; Quản lý rủi ro bảo mật, an ninh thông tin.

Về định hướng trong thời gian tới, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI); Đề án chuyển đối số ngành TCĐLCL; Chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia, trong đó, có nội dung tập trung xây dựng TCVN, QCVN cho phát triển Kinh tế số, Xã hội số, An ninh thông tin; Tăng cường xây dựng, hài hòa TCVN với tiêu chuẩn quốc tế; Đẩy mạnh hợp tác công tư trong nghiên cứu, ứng dụng, chuẩn hóa các công nghệ mới; Đào tạo Nguồn nhân lực chất lượng cao; Tăng cường phối hợp giữa Bộ K&CN và các bộ ngành liên quan xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an ninh mạng; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

TS. Hà Minh Hiệp cũng cho biết, thêm hiện nay hệ thống tiêu chuẩn có 197 TCVN liên quan đến kinh tế số, xã hội số; trong đó, 31 TCVN về thẻ ngân hàng, thẻ định danh (ứng dụng căn cước công dân, giao thông công cộng, thanh toán không dùng tiền mặt…); 03 TCVN về dữ liệu lớn; 22 TCVN về điện toán đám mây và Internet vạn vật; 39 TCVN về an toàn thông tin, mật  mã (xác thực số, chữ ký số); 32 TCVN về đô thị thông minh, giao thông thông minh; 42 TCVN về mã số mã vạch (mã QR) và truy xuất nguồn gốc (ứng dụng trong nông nghiệp số, tiêu dùng số, thương mại số, y tế số,…); 03 TCVN về trí tuệ nhân tạo; 03 TCVN về sinh trắc học; 22 TCVN về sản xuất thông minh, sản xuất bồi đắp, Robotics…

Các đơn vị xây dựng gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ TNMT, Ban Cơ yếu Chính phủ, các tổ chức, chuyên gia…. Các TCVN này được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn tương đương các bộ tiêu chuẩn ISO/IEC, hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Chia sẻ về đo lường trong KTS, XHS, TS. Hiệp cho hay, đo lường đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế số...cũng như góp phần vào việc xây dựng xã hội số thông qua hệ thống đo thông minh, phương tiện đo thông minh, đo lường mô phỏng...; Giúp hệ thống sản xuất thông minh xử lý, giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu sản xuất...giảm thời gian chờ, đảm bảo đáp ứng quy định đo lường như lượng hàng đóng gói sẵn; Giúp hệ thống nông nghiệp thông minh điều chỉnh phù hợp với cây trồng vật nuôi, đồng thời tiết kiệm năng lượng, thức ăn chăn nuôi, phân bón...; Góp phần xây dựng đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người tiêu dùng đặc biệt trong tiêu thụ điện.

Về hợp tác quốc tế về chuyển đổi số đo lường, tổ chức Đo lường quốc tế (OIML) thành lập Nhóm công tác Chuyển đổi số (DTG) gồm 14 thành viên OIML (11 thành viên chính thức và 3 thành viên quan sát); Ts. Sascha Eichstadt, PTB- Viện Đo lường Đức làm Trưởng nhóm DTG và Phó nhóm Ts. Ping Yang, NIM- Viện Đo lường Trung Quốc; Châu Âu đang hình thành cơ sở hạ tầng European Metrology Cloud trong Đo lường pháp định, tạo ra một nền tảng đáng tin cậy và đảm bảo được phối hợp, tập trung, đơn giản hóa, hài hòa và đảm bảo chất lượng của dịch vụ đo lường cho các quốc gia thành viên EU và tất cả các bên liên quan.
 

Diễn đàn thu hút đông đảo các đại biểu tham dự. 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đo lường tại Việt Nam hướng tới tiếp tục xây dựng đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực TCĐLCL nói chung và trong lĩnh vực đo lường nói riêng; Triển khai chính phủ điện tử đối với các TTHC cấp độ 4 trong lĩnh vực đo lường; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước về đo lường; Nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm chứng chỉ điện tử trong kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Về đánh giá sự phù hợp trong KTS, XHS tập trung sử dụng thiết bị công nghệ để thực hiện đánh giá từ xa (trực tuyến) trong hoạt động đánh giá sự phù hợp. Biện pháp này được áp dụng rất hiệu quả trong đại dịch Covid-19 vừa qua; Xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia đánh giá, thử nghiệm viên, giám định viên, máy móc thiết bị, cơ sở đào tạo; Xây dựng nền tảng số (iSTAMEQ), chia sẻ dữ liệu; Sử dụng QR Code để tra cứu thông tin kết quả đánh giá sự phù hợp./.

 

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 1502

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)