Thứ tư, 02/11/2016 17:18 GMT+7

Chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính một số dòng keo tai tượng ưu trội ở vùng trung tâm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2015

Keo tai tượng được xác định là loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta. Diện tích trồng Keo tai tượng chiếm 60% diện tích trồng rừng trong 5 năm qua và trên hầu hết các lập địa vùng thấp từ Bắc đến Nam. Hiện nay, công tác cải thiện giống cho Keo tai...
Những năm gần đây, nước ta đã phải nhập hạt giống Keo tai tượng với một khối lượng khá lớn để phục vụ sản xuất trồng rừng. Chính vì vậy, đề tài “Chọn lọc và khảo nghiệm dòng vô tính một số dòng keo tai tượng ưu trội ở vùng trung tâm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2015” với 02 chuyên đề của KS. Phạm Văn Hưng đến từ Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy cùng các đồng nghiệp là rất có ý nghĩa và cần thiết cho sản xuất. Xuất phát từ nội dung trên, đề tài đã tiến hành thực hiện 02 chuyên đề: 1. “Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng 18 tháng tuổi của các dòng tham gia thí nghiệm” và 2. “Nghiên cứu đánh giá sâu, bệnh hại rừng trồng 18 tháng tuổi của các dòng tham gia thí nghiệm” nhằm mục tiêu cụ thể là đánh giá kết quả sau 18 tháng tuổi dựa trên các chỉ tiêu về: sinh trưởng, chất lượng rừng và tình hình sâu, bệnh hại của các dòng Keo tai tượng tham gia trồng tại thí nghiệm khảo nghiệm.

Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thông dụng , phổ biến trong ngành, đề tài đã được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu, bước đầu có thể rút ra kết luận rừng khảo nghiệm sau trồng 18 tháng ở Hàm Yên - Tuyên Quang như sau:
1. Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng ở thời điểm 18 tháng tuổi sau trồng của các dòng tham gia thí nghiệm
- Đối với đường kính D1.3: dòng 11 là những nguồn gốc có D1.3 lớn nhất (44,6mm);
- Đối với chiều cao vút ngọn (Hvn): dòng 11 là những nguồn gốc có Hvn lớn nhất (48,6dm);
- Đối với đường kính tán (Dt): đường kính tán tốt nhất là dòng 6 (27,4dm);
- Đối với tỷ lệ sống (TLS%): tỷ lệ sống tốt nhất là dòng 9 (95,9%) và thấp nhất là dòng 12 (83,0%);
- Các dòng có chất lượng rừng tốt nhất là: dòng 4, 11 lần lượt là 46,6% và 38,6%; dòng 14 có tỷ lệ cây tốt thấp nhất (13,7%).

2. Nghiên cứu đánh giá tình hình sâu, bệnh hại rừng sau trồng 18 tháng tuổi của các dòng tham gia thí nghiệm
- Bệnh gây hại xuất hiện bắt đầu từ khoảng thời gian tháng 2;
- Sâu gây hại bắt đầu gây hại cho cây từ tháng 4;
- Tỉ lệ cây Keo bị sâu hại ăn lá xuất hiện ở 14 dòng và 1 dòng còn lại chưa thấy bị hại (dòng 9);
- Tỉ lệ cây Keo bị nấm phấn trắng của các dòng điều tra xuất hiện ở 14 dòng trong thí nghiệm, 1 dòng chưa thấy xuất hiện (dòng 18);
- Có thể sơ bộ kết luận: tình hình bị hại của các dòng cây Keo tai tượng trong thí nghiệm này ở thời điểm 18 tháng tuổi sau trồng được đánh giá ở mức độ hại nhẹ, số cây bị hại ở cấp 1.

Kết quả thu được là cơ sở để tiếp tục đánh giá, chọn lọc các dòng vô tính khảo nghiệm tiếp theo.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số: 11045/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Lượt xem: 2308

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)