Thứ sáu, 12/08/2016 14:46 GMT+7

Nghiên cứu giải pháp bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Sáng 09/8/2016, Sở KH&CN thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng...



Kết quả nghiên cứu về thực trạng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự thực hiện các quyền; thực trạng các cơ quan, Đoàn luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia, phối hợp tiến hành tố tụng bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS trên địa bàn thành phố Hải Phòng; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy: Hiện nay một số cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Chế độ tạm giữ, tạm giam có lúc, có nơi chưa thực hiện đúng quy định; Thời hạn điều tra một số vụ án còn kéo dài; Tình trạng hoàn trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và việc tạm giữ hình sự sau phải trả tự do xử lý hành chính vẫn còn xảy ra…

Từ đó đề xuất 06 nhóm giải pháp. Trong đó có các giải pháp về: Sửa đổi, bổ sung Luật; Tăng cường công tác phối hợp; Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đối với từng đối tượng, chủ thể liên quan (Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cán bộ Nhà tạm giữ, cán bộ trại tạm giam; Các chủ thể khác như Trung tâm trợ giúp pháp lý thành phố Hải Phòng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), nhóm tác giả cũng đề xuất các giải pháp tương đối phù hợp nhằm góp phần bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố.

Nhận định về đề tài, Hội đồng đánh giá cho rằng, sản phẩm của đề tài có giá trị khoa học, có tính mới, đảm bảo tính khách quan và tương đối phù hợp với điều kiện của địa phương, có khả năng ứng dụng trong thực tế và góp phần đảm bảo quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, qua đó tăng cường tính dân chủ và sự công bằng trong chế độ XHCN và giảm được các chi phí trong quá trình TTHS.

Lượt xem: 1830

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)