Thứ tư, 27/01/2021 22:30 GMT+7

Nghiệm thu Dự án KH&CN thuộc Chương trình NTMN cấp Nhà nước: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè Shan tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”

Ngày 23/1/2021, Văn phòng Chương trình NTMN – Bộ KH&CN đã tổ chức Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè Shan tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái” do Công ty Cổ phần Minh Thành chủ trì thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc từ năm 2017-2020. Ông PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Hiệp hội Chè Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.

Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng thâm canh, cải tạo và chế biến chè Shan tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái” được thực hiện với mục tiêu: Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất và chế biến chè Shan bền vững, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm hàng hoá giá trị cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn vùng Dự án. 

Thay mặt nhóm thực hiện Dự án, ThS. Chu Huy Tưởng , đã báo cáo tóm tắt quá trình triển khai và các kết quả đạt được của Dự án, cụ thể như sau:

- Đánh giá được thực trạng sản xuất cây chè trên địa bàn huyện Trạm Tấu, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và chế biến chè Shan bền vững, phù hợp với điều kiện của huyện.

- Hoàn thiện và chuyển giao 04 quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện vùng dự án. Trong đó Cơ quan chuyển giao công nghệ là Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN, chuyển giao 03 quy trình: Quy trình nhân giống chè Shan bằng phương pháp giâm cành và hữu tính có chọn lọc; Quy trình trồng thâm canh chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản; Quy trình thâm canh cải tạo nương chè Shan bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp; và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc chuyển giao 01 quy trình kỹ: Quy trình kỹ thuật thu hái, bảo quản chè nguyên liệu và chế biến chè xanh chất lượng cao.

- Xây dựng 04 mô hình:

  • Mô hình nhân giống chè Shan bằng phương pháp giâm cành và phương pháp hữu tính có chọn lọc. (Diện tích mô hình 1000 m2, quy mô 10,3 vạn cây giống/ năm).
  • Mô hình trồng thâm canh chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản. (Trồng tập trung 15,7 ha; Trồng phân tán 16,8 ha, tỉ lệ sống trên 90%).
  • Mô hình cải tạo nương chè bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp. (Quy mô 31,9 ha, năng suất tăng 39,9%, hiệu quả kinh tế tăng trên 19,75% so với đối chứng).
  • Mô hình chế biến chè xanh chất lượng cao. (Công suất 5,5 tấn búp tươi/ngày, hơn 50 tấn chè khô thương phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 3218:2012).
     

 

Mô hình nhân giống chè Shan

- Dự án đã xây dựng được 01 nhãn hiệu sản phẩm chè Phình Hồ đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm.

- Đào tạo, tập huấn được:

  • Đào tạo 10 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở nắm vững các quy trình công nghệ chuyển giao, có khả năng tham gia triển khai dự án tại địa phương.
  • Tập huấn được 04 lớp, với 200 lượt cán bộ người dân tham dự, nắm được cơ bản các quy trình kỹ thuật sản xuất chè mà dự án chuyển giao.

Sau 4 năm triển khai, Dự án góp phần thúc đẩy quá trình ứng dụng KH&CN trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân vùng dự án, và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từng bước tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân, phát triển thương hiệu Chè đặc sản của phương, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng đến các thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thay mặt cho Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước, ông PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Dự án. Dự án đã có đóng góp nhất định và ý nghĩa trong việc khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển cây chè Shan tại huyện Trạm Tấu nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Kết quả của Dự án, đặc biệt là giống và quy trình, tiến bộ kĩ thuật góp phần hiện thực hóa đề án phát triển vùng chè nguyên liệu tập trung chất lượng cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Nâng cao vị thế, thương hiệu cho sản phẩm chè Phình Hồ, cung cấp sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.

Hội đồng đã bỏ phiếu đồng ý Dự án đạt yêu cầu và chỉnh sửa một số nội dung theo yêu cầu của Hội đồng./.

Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng

Lượt xem: 1229

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)