Thứ năm, 20/06/2024 09:40 GMT+7

Tiêu chuẩn ISO/IEC 42001:2023 - Bài toán quản trị trí tuệ nhân tạo đối với hệ thống quản lý

Tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc tế đầu tiên dành cho trí tuệ nhân tạo (AI), áp dụng cho tất cả các loại hình công ty trong bất kỳ ngành nào. Mặc dù hiện có các khuôn khổ khác nhưng ISO/IEC 42001 là khuôn khổ duy nhất được chứng nhận.
Theo báo cáo “Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Chính phủ 2023” do Oxford Insights (một tổ chức tư vấn về chiến lược chuyển đổi số và AI ở Anh) công bố mới đây, Việt Nam tăng điểm lần thứ 3 liên tiếp, đứng thứ 5/10 trong ASEAN, tăng một bậc so với năm 2022. Đây là lần thứ 6 Báo cáo chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu được xuất bản, sau các năm 2017, 2019, 2020, 2021 và 2022.
Ảnh minh họa.
Để đảm bảo việc sử dụng các công nghệ AI một cách an toàn, có lợi và hợp lý, đáp ứng sự phát triển của AI và những thách thức mà nó tạo ra Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đã đưa ra giải pháp cụ thể trong Tiêu chuẩn ISO/IEC 42001:2023, Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn này có thể giúp các công ty phát triển phương pháp tiếp cận rủi ro mới mà AI cần - vừa đảm bảo tuân thủ các quy định mới vừa quản lý rủi ro một cách linh hoạt - để tiếp cận các lợi ích của AI nhanh chóng, đầy đủ và tự tin hơn.    
Tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc tế đầu tiên dành cho AI, áp dụng cho tất cả các loại hình công ty trong bất kỳ ngành nào. Mặc dù hiện có các khuôn khổ khác nhưng ISO/IEC 42001 là khuôn khổ duy nhất được chứng nhận. Tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu để thiết lập, triển khai, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý AI. Mục đích của Tiêu chuẩn là để đảm bảo rằng các hệ thống đang được phát triển và sử dụng một cách có trách nhiệm bởi:
- Thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các hệ thống AI đáng tin cậy, minh bạch và có trách nhiệm.
- Nhấn mạnh các nguyên tắc và giá trị đạo đức khi triển khai hệ thống AI, chẳng hạn như sự công bằng, không phân biệt đối xử và tôn trọng quyền riêng tư.
- Giúp các tổ chức xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc triển khai AI, đảm bảo áp dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp.
- Khuyến khích các tổ chức ưu tiên sức khỏe, sự an toàn của con người và trải nghiệm người dùng trong thiết kế và triển khai AI.
- Hỗ trợ các tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, yêu cầu hoặc nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu đối với các bên quan tâm.
Việc đề xuất thực hành (RP) trên Hệ thống hỗ trợ AI, nhằm giải quyết việc đảm bảo chất lượng của các hệ thống hỗ trợ AI và tuân thủ Đạo luật AI sắp tới của Liên minh châu Âu (EU). Các biện pháp thực hành được đề xuất khác bao gồm các khối xây dựng của hệ thống AI - chất lượng dữ liệu, cảm biến, thuật toán, mô hình mô phỏng và bản sao kỹ thuật số. Xuyên suốt tất cả các khối xây dựng kỹ thuật số đó là an ninh mạng, cung cấp các dịch vụ an ninh mạng công nghiệp hàng đầu thế giới, quản lý và xây dựng niềm tin vào cách áp dụng AI vào các sản phẩm và dịch vụ.
Chứng nhận ISO/IEC 42001 của bên thứ ba độc lập sẽ xác minh cách hệ thống của các công ty hoạt động và chứng minh công việc của họ trong việc áp dụng các nguyên tắc quản lý AI hiệu quả trong tổ chức. Kết quả là:
- Xây dựng niềm tin vào hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý trong nội bộ và bên ngoài bằng cách áp dụng các nguyên tắc quản lý hiệu quả trong tổ chức.
- Thực hiện một cách tiếp cận có cấu trúc để liên tục cải tiến các quy trình và biết nên tập trung nỗ lực vào đâu.
- Nâng cao niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, từ đó có thể dẫn đến tăng trưởng kinh doanh.
- Đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu kinh doanh về chứng nhận hệ thống quản lý từ khách hàng, nhà cung cấp và nhà thầu phụ để tiến hành kinh doanh với họ.
Chứng nhận hệ thống quản lý của doanh nghiệp thể hiện cam kết của doanh nghiệp về tính nhất quán, cải tiến liên tục và sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, hệ thống được chứng nhận dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 mới giúp mọi công ty đảm bảo việc sử dụng đáng tin cậy và có trách nhiệm nhằm bảo vệ tất cả những người liên quan và tạo dựng niềm tin vào ứng dụng của nó. Đây là những lợi ích kinh doanh hữu hình, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng phục hồi và hiệu quả kinh doanh bền vững. 
 

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 856

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)