Thứ ba, 28/05/2024 15:52 GMT+7

Việt Nam xếp thứ 52/185 các nền kinh tế thế giới về chỉ số Cơ sở hạ tầng Chất lượng (QI) năm 2023

Kêt quả trên được công bố trong báo cáo Chỉ số Chất lượng toàn cầu (GQII) năm 2023 vào tháng 5/2024. GQII được đồng tài trợ và hỗ trợ bởi Viện Vật lý Đức, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức cùng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc phối hợp với Mạng lưới quốc tế về Chất lượng hạ tầng cơ sở.
Theo các chuyên gia trong nhóm GQII, QI được triển khai dựa trên năm thành tố: tiêu chuẩn hóa, đo lường, công nhận, đánh giá sự phù hợp và giám sát thị trường, các thành tố này cùng tạo ra một khuôn khổ mạnh mẽ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ, thúc đẩy tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cũng như rào cản thương mại. Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, QI còn góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường thông qua các phát kiến như tiêu chuẩn xanh, dán nhãn sinh thái. QI hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững hơn, giảm thiểu tác động môi trường và giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu.
Dữ liệu để các chuyên gia thu thập và triển khai GQII dựa trên các nguồn có sẵn và công khai minh bạch trên Internet từ các tổ chức liên quan đến các thành tố được triển khai tính toán cho QI, bao gồm các trang web của Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với khảo sát của ISO về quản lý tiêu chuẩn, Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC), các tổ chức công nhận IAF và ILAC cũng như các Nhóm công nhận khu vực (RAC) và trang web của 166 các cơ quan công nhận quốc gia (NAB).
Bảng thu thập dữ liệu về công nhận để triển khai công thức xếp hạng GQII 2023 ( nguồn: Báo cáo GQII 2023).
Theo báo cáo GQII 2023, về cấu phần đo lường, số lượng phòng thí nghiệm hiệu chuẩn được công nhận đã tăng từ 12.381 năm 2021 lên 13.957 năm 2023 ( tăng 12,7%).
Về khía cạnh tiêu chuẩn hóa, có sự giảm nhẹ (0.4%) số lượng chuyên gia tham gia vào Ủy ban Kỹ thuật ISO từ 21.960 xuống 21.872. Ngược lại, số lượng công ty được chứng nhận hệ thống quản lý ISO tăng mạnh, từ 1.578.961 lên 2.366.186 (tăng gần 50%).
Từ năm 2021 đến năm 2023, số lượng tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý được công nhận đã tăng 11,3% từ 3.061 lên 3.407. Số lượng phòng thử nghiệm được công nhận cũng tăng 7% từ 57.652 lên 61.696. Ngược lại, các tổ chức chứng nhận sản phẩm được chứng nhận đã giảm 5,0% từ 3.987 xuống 3.786.
Báo cáo GQII 2023 xếp loại QI của 185 nền kinh tế thế giới, Việt Nam xếp hạng thứ 52/185 các nền kinh tế.
 
Bản đồ phát triển QI toàn cầu (nguồn: Báo cáo GQII 2023).
Bản đồ thế giới về phát triển QI toàn cầu, cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ phát triển QI ở 185 quốc gia và nền kinh tế. Các nền kinh tế có màu xanh đậm chủ yếu là phát triển tốt, tiếp theo là các khu vực có màu xanh nhạt và xám. Ngược lại, QI kém phát triển nhất ở vùng sâu và kém phát triển ở vùng có ánh sáng màu cam.
Các nước đứng đầu bảng xếp hạng QI năm 2023.
Kết quả của GQII cũng tương tự với kết quả của Chỉ số QI4SD được phát triển bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) - chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng của QI trong việc đóng góp vào thành tựu hướng đến 17 mục tiêu phát triển bền vững của  Liên hợp quốc (UN), trong đó QI4SD chia 17 mục tiêu phát triển bền vững của UN thành 3 trụ cột chính: Con người, Hành tinh, Thịnh vượng.
Để tìm hiểu và biết thêm chi tiết về Báo cáo GQII 2023, vui lòng truy cập đường dẫn: https://gqii.org/gqii-2023/

 

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 2198

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)